Feel free to go with the truth

Trang chủ / Doanh nghiệp / HỒ SƠ CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM

HỒ SƠ CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM

Tình huống pháp lý: Hồ sơ cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

  Công ty của tôi chuyên kinh doanh lĩnh vực Nhà hàng khách sạn, tôi muốn thuê chuyên gia là người nước ngoài về làm cố vấn tại Công ty. Đây là lần đầu tiên Công ty chúng tôi thuê chuyên gia là người nước ngoài về làm việc. Tôi xin hỏi các thủ tục để thuê lao động là người nước ngoài như thế nào. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Pháp luật quy định rất rõ ràng về việc tuyển dụng lao động là người Việt Nam. Khi có nhu cầu thuê chuyên gia người nước ngoài, cần tuân thủ đầy đủ các quy định sau:

[1]. Điều kiện lao động là chuyên gia nước ngoài được làm việc tại Việt Nam

Điều 169 Bộ Luật lao động 2012 quy định về điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam như sau:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

  1. b) Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;
  2. c) Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;
  3. d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật này.

Như vậy, để được vào làm việc tại Việt Nam, trước hết chuyên gia người nước ngoài đó phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên.

Theo đó, Khoản 3 Điều 3 Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:

  1. a) Có văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài;
  2. b) Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam; trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Như vậy, người nước ngoài phải đáp ứng các quy định tại Điều 169 Bộ luật lao động về điều kiện để làm việc và một trong hai điều kiện để được coi là chuyên gia theo quy định trên thì mới được coi là chuyên gia và đủ điều kiện lao động tại Việt Nam theo qui định của pháp luật.

[2]. Điều kiện tuyển dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam

Để tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài, doanh nghiệp của bạn cần đáp ứng các điều kiện tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài theo quy định tại Điều 170 Bộ luật lao động 2012:

1. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu trong nước chỉ được tuyển lao động là công dân nước ngoài vào làm công việc quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

  1. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu nước ngoài trước khi tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài vào làm việc trên lãnh thổ Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy theo qui định thì doanh nghiệp chỉ được tuyển dụng lao động nước ngoài khi lao động trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu với tính chất công việc qui định tại khoản 1 điều này,  phải giải trình  nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo các quy định trên.

[3]. Quy trình tuyển dụng, sử dụng lao động nước ngoài

Bước 1: Xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

– Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) gửi báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây viết tắt là cơ quan chấp thuận).

– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình, Cơ quan chấp thuận thông báo việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài tới người sử dụng lao động theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH.

Bước 2: Lập hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài được quy định tại Điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể tai Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH như sau:

  1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 11/2016/NĐ-CPtheo Mẫu số 7ban hành kèm theo Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH.
  2. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ.
  3. Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp. Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp (Thời hạn không quá 6 tháng),
  4. Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật
  5. Bản chứng thực hộ chiếu và visa của người nước ngoài.
  6. Văn bản chứng minh là quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật, giáo viên ( Bằng đại học, giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc nước ngoài tối thiểu là 03 năm,…)
  7. 02 ảnh mầu, kích thước 4×6, phông nền trắng, không đeo kính.
  8. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài ( tùy từng trường hợp theo quy định: Quyết định bổ nhiệm của công ty mẹ, hợp đồng lao động, Điều lệ công ty…)

Lưu ý: Các giấy tờ được cấp ở nước ngoài hoặc được cấp bởi cơ quan Đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam phải được Hợp pháp hoá lãnh sự và dịch thuật công chứng ra tiếng Việt.

Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

–  Trường hợp doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh (thành phố) nơi doanh nghiệp có trự sở

– Trường hợp doanh nghiệp có trụ sở thông thường nộp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh (thành phố).

–  Các trường hợp tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, hiệp hội ……theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH thì nộp hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Cục việc làm – Bộ lao động – Thương binh và xã hội.

Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (Theo Khoản 2 Điều 12 Nghị định 11/2016/NĐ-CP).

Theo Ngô Mỹ Trâm – Công ty Luật FDVN

………….

Luật sư tại Đà Nẵng

99 Nguyễn Hữu Thọ, Quân Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế: 

336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại Quảng Ngãi:

359 đường Nguyễn Du, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Website: www.fdvn.vn    www.fdvnlawfirm.vn  www.diendanngheluat.vn  www.tuvanphapluatdanang.com

Email: fdvnlawfirm@gmail.com    luatsulecao@gmail.com

Điện thoại: 0935 643 666    –  0906 499 446

Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Legal Service For Expat:  https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/

TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/

DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/

Bài viết liên quan