Feel free to go with the truth

Trang chủ / Dân sự / HÃNG TAXI HAY TÀI XẾ LÁI TAXI PHẢI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG TRƯỜNG HỢP GÂY TAI NẠN?

HÃNG TAXI HAY TÀI XẾ LÁI TAXI PHẢI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG TRƯỜNG HỢP GÂY TAI NẠN?

Tình huống pháp lý: Hãng taxi hay tài xế lái taxi phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây tai nạn?

Vừa qua, trên đường đi học về em trai tôi có bị một tài xế taxi của một hãng taxi đụng làm em bị gãy chân nhập viện và điều trị. Gia đình tôi có liên lạc với hãng taxi để yêu cầu bồi thường tuy nhiên phía hãng taxi lại từ chối và nói gia đình tôi nên tìm đến người tài xế để được bồi thường. Sau khi gây tai nạn người tài xế bị sa thải. Vậy Công ty luật FDVN (FDVN) cho tôi hỏi đối với trường hợp này thì hãng taxi hay người tài xế taxi phải có nghĩa vụ bồi thường cho gia đình tôi? Tôi xin chân thành cảm ơn quý công ty.

Trả lời:

 [1]. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Căn cứ quy định của Bộ luật Dân sự 2015 tại Điều 584 có quy định về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:

“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

  1. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  2. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Như vậy, trong trường hợp trên thì tài xế taxi đã có hành vi lái xe và đâm vào em trai của Quý Khach đang trên đường đi học về đã làm cho em trai của Quý Khách bị gãy chân không phải do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi em trai của Quý Khách thì đây được xem như là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

[2] Xác định chủ thể phải bồi thường thiệt hai ngoài hợp đồng

Tại thời điểm hai bên va chạm cụ thể là hành vi đâm vào người bị hại thì tài xế taxi vẫn đang là nhân viên thuộc sự quản lý của hãng taxi, từ đó sẽ có hai trường hợp xảy ra như sau:

Trường hợp một, tài xế đang thực hiện công việc được giao- tức là trong ca làm việc thì Hãng taxi là chủ thể có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Theo đó việc bồi thường thiệt hai được thực hiện như sau:

Căn cứ vào Điều 600 Bộ luật Dân sự 2015 thì “cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”

Do đó trong trường hợp này thì Hãng taxi phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tài xế lái taxi của đơn mình gây ra. Trong trường hợp có lỗi từ phía người tài xế thì đơn vị có quyền yêu cầu người lái taxi phải hoàn trả lại khoản tiền.

Trường hợp hai, người tài xế gây tai nạn trong trường hợp không thực hiện công việc được giao hoặc ngoài ca làm việc của mình thì người gây tai nạn phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho em trai của Quý Khách. Theo đó căn cứ vào Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:

“1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

  1. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  2. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
  3. a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
  4. b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  5. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”

Như vậy, khi xác định được tại thời điểm xảy ra tai nạn người tài xế lái taxi đang thực hiện công việc được giao hay thực hiện công việc cá nhân, ngoài ca làm việc thì mới xác định được chính xác chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình của Quý Khách.

CVPL: Đinh Thị Thông – Công ty Luật FDVN

………………..

Luật sư tại Đà Nẵng

99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế: 

336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại Quảng Ngãi:

359 đường Nguyễn Du, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Luật sư tại Hà Nội:

45C Trần Quốc Toản, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Website: www.fdvn.vn    www.fdvnlawfirm.vn  www.diendanngheluat.vn  www.tuvanphapluatdanang.com

Email: fdvnlawfirm@gmail.com    luatsulecao@gmail.com

Điện thoại: 0935 643 666    –  0906 499 446

Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Legal Service For Expat:  https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/

TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/

DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/

Bài viết liên quan