Feel free to go with the truth

Trang chủ / Dân sự / GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH TẠI CỘNG HÒA PHÁP

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH TẠI CỘNG HÒA PHÁP

ÉMENTINE BLANC – Thẩm phán – Vụ Dân sự và Ấn tín, Bộ Tư pháp, Cộng hòa Pháp

Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Pháp quy định chung về nội dung của các loại giấy tờ hộ tịch và quy định chi tiết về nội dung của một số giấy tờ hộ tịch như giấy khai sinh, giấy tờ công nhận quan hệ pháp luật, giấy đăng ký kết hôn, giấy khai tử.

Việc quản lý và trình bày sổ hộ tịch được quy định ở cấp nghị định. Nghị định đầu tiên về hộ tịch ở Pháp được ban hành năm 1962 và đã qua nhiều lần sửa đổi, nhưng các nguyên tắc nền tảng trong lĩnh vực hộ tịch đã được hình thành trong giai đoạn này.

Ngoài ra, còn có một cơ quan chuyên trách về hộ tịch có yếu tố nước ngoài và một văn bản luật về lĩnh vực này.

Ở Pháp còn có một thông tư rất dài quy định về hộ tịch. Trường hợp này rất hiếm gặp vì Bộ Tư pháp thường chỉ ban hành thông tư hướng dẫn thi hành một văn bản luật khi tiến hành cải cách, những thông tư như vậy thường chỉ dài khoảng 20 trang và không phổ biến rộng rãi.

Hộ tịch là một lĩnh vực rất rộng vì nó liên quan đến toàn bộ đời sống của công dân và đòi hỏi phải xem xét toàn bộ các vấn đề chuyên môn kỹ thuật. Vì thế, năm 1955, Pháp đã quyết định soạn thảo một thông tư lớn dành cho các cơ quan tư pháp quản lý lĩnh vực hộ tịch, cụ thể là các Viện Công tố cũng như các cán bộ hộ tịch. Thông tư này được ban hành năm 1999 và chỉ được sửa đổi bổ sung rất ít, lần mới nhất là vào năm 2002. Đây có thể coi là cẩm nang giải đáp mọi thắc mắc cho những người làm trong lĩnh vực hộ tịch, đó là lý do vì sao thông tư này rất đồ sộ và quy định nhiều tình huống đa dạng và cụ thể.

Thông tư có tên gọi là Hướng dẫn khái quát về hộ tịch và cũng đang trong quá trình sửa đổi bổ sung trong bối cảnh có rất nhiều cải cách quan trọng về hộ tịch đang diễn ra ở Pháp, VD : cải cách về việc đặt tên, quan hệ huyết thống, ly hôn, ban hành các luật mới nhằm chống lại tình trạng gian lận trong kết hôn. Toàn bộ nội dung cải cách trong giai đoạn này phải được thể hiện trong các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản này đang trong quá trình soạn thảo và từ đây đến cuối năm, văn bản sửa đổi bổ sung sẽ được ban hành.

Vấn đề hộ tịch có yếu tố nước ngoài cũng được Bộ Ngoại giao quy định trong một thông tư khá quy mô, nhưng không được công bố công khai do e ngại rằng việc tiết lộ cách thức hoạt động của cán bộ hộ tịch sẽ tạo điều kiện cho một số đối tượng lợi dụng kẽ hở để thực hiện hành vi gian lận

Trong phần giới thiệu tổng quát này, tôi muốn nhấn mạnh 3 vấn đề. Đầu tiên là lợi ích của các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự (BPBĐ) nói chung. Thứ hai là phân loại các BPBĐ và thứ ba là quá trình phát triển lịch sử của pháp luật về các BPBĐ của Pháp. Đây là ba nội dung của phần giới thiệu tổng quát này.

Vấn đề thứ nhất, lợi ích của các BPBĐ là gì? Để hiểu được lợi ích của các BPBĐ, phải xuất phát từ tình huống một chủ nợ không có bảo đảm và không được thanh toán, có nghĩa là một chủ nợ không dùng các BPBĐ và con nợ không thanh toán. Tình trạng của chủ nợ này được xác định bởi hai nguyên tắc cơ bản được quy định tại các Điều 2284 và 2285 BLDS Pháp. Nguyên tắc đầu tiên được quy định tại Điều 2284 mà theo đó chủ nợ có quyền cầm cố nói chung trên tất cả các tài sản của con nợ. Nhưng ở đây, cần phải chú ý đến các từ ngữ, khi nói rằng chủ nợ không có bảo đảm có quyền cầm cố nói chung, từ “cầm cố” không chỉ một BPBĐ mà chỉ có nghĩa đơn giản là chủ nợ không có bảo đảm có thể kê biên mọi tài sản của con nợ. Nhưng cũng cần chú ý, nếu Điều 2284 quy định rằng chủ nợ không có bảo đảm có thể kê biên mọi tài sản của con nợ thì điều đó có nghĩa rằng họ không thể kê biên những tài sản khác ngoài những tài sản thuộc về con nợ. Điều này có nghĩa rằng họ không thể kê biên các tài sản đã từng thuộc về con nợ nhưng con nợ đã chuyển nhượng hoặc bán đi. Theo ngôn ngữ chuyên ngành, người ta nói rằng chủ nợ không có bảo đảm không có quyền truy đuổi tài sản vì họ không thể được thanh toán bằng các tài sản đã từng thuộc về con nợ nhưng con nợ đã chuyển nhượng. Đó là nguyên tắc đầu tiên theo Điều 2284 BLDS.

Nguyên tắc thứ hai cho phép xác định con nợ không có bảo đảm được thanh toán theo quy định tại Điều 2285 BLDS. Đó là nguyên tắc về sự bình đẳng giữa các chủ nợ không có bảo đảm. Nguyên tắc này có 2 hệ quả: thứ nhất là quy tắc chạy đua, “ai đến trước được thanh toán trước”, có nghĩa là khi hai chủ nợ không có bảo đảm có cùng một con nợ, chủ nợ đầu tiên kê biên tài sản của con nợ được thanh toán trước chủ nợ còn lại, chủ nợ nhanh hơn được thanh toán trước chủ nợ chậm hơn. Đó là quy tắc chạy đua, chủ nợ nhanh hơn, kê biên đầu tiên được thanh toán trước những chủ nợ khác. Hệ quả thứ hai gắn liền với nguyên tắc về sự bình đẳng giữa các chủ nợ là sự phân chia tài sản còn lại của con nợ cho các chủ nợ theo tỉ lệ khoản nợ của từng người, nghĩa là khi hai chủ nợ không có bảo đảm nhanh như nhau, cùng kê biên một tài sản, mỗi chủ nợ sẽ nhận được một phần giá trị tài sản bằng với tỉ lệ giá trị khoản nợ của từng người trong tổng giá trị các khoản nợ. Ví dụ, nếu chủ nợ thứ nhất có khoản nợ trị giá 100 và chủ nợ thứ hai có khoản nợ trị giá 200 thì chủ nợ thứ nhất sẽ nhận được một phần ba giá trị của tài sản và chủ nợ thứ hai nhận được hai phần ba giá trị của tài sản. Như vậy, nếu xem xét đồng thời quy tắc chạy đua, « ai đến trước được thanh toán trước » và sự phân chia tài sản còn lại theo tỉ lệ khoản nợ, những chủ nợ đến cùng lúc được thanh toán theo tỉ lệ, người ta nhận thấy rằng chủ nợ không có bảo đảm không có quyền được ưu tiên thanh toán. Chủ nợ không có đảm bảo không có bất cứ quyền ưu tiên nào để được thanh toán trước một chủ nợ khác bằng cách viện dẫn rằng khoản nợ của họ phát sinh trước hoặc đến hạn trước ; không có các quyền được ưu tiên thanh toán gắn liền với thời điểm phát sinh khoản nợ hoặc gắn liền với thời điểm đến hạn của khoản nợ. Do chủ nợ không có bảo đảm không có quyền truy đuổi tài sản, hệ quả của quy định tại Điều 2284 BLDS và không có quyền được ưu tiên thanh toán, hệ quả của quy định tại Điều 2285 BLDS, người ta thấy rất rõ nguy cơ tồn tại đối với chủ nợ không có bảo đảm đến hạn thanh toán. Họ bị đe dọa bởi tình trạng không có khả năng chi trả của con nợ khi đến hạn và tình trạng không có khả năng thanh toán nợ này có thể có hai lý do : lý do thứ nhất là con nợ đã chuyển nhượng các tài sản trong khoảng thời gian từ khi phát sinh khoản nợ đến khi khoản nợ đến hạn. Như vậy, tôi nhắc lại, nguy cơ đầu tiên là con nợ chuyển nhượng các tài sản và chủ nợ không có bảo đảm không thể kê biên những tài sản này bởi họ không có quyền truy đuổi tài sản. Nguy cơ thứ hai là con nợ kí kết những khoản nợ mới trong khoảng thời gian từ khi phát sinh khoản nợ đến khi khoản nợ đến hạn ; và khi con nợ kí kết các khoản nợ mới, chủ nợ không có bảo đảm không có quyền được ưu tiên thanh toán.

Do đó, người ta thấy rõ lợi ích của các biện pháp bảo đảm, đó là để bảo vệ chủ nợ đến hạn, chống lại nguy cơ không có khả năng thanh toán nợ của con nợ do giảm tài sản có bởi con nợ đã chuyển nhượng các tài sản hoặc do tăng tài sản nợ bởi con nợ đã kí kết các khoản nợ mới. Đó chính là lợi ích của các biện pháp bảo đảm : bảo vệ chủ nợ đến hạn, chống lại nguy cơ không có khả năng thanh toán nợ, nguy cơ do không có quyền truy đuổi tài sản và quyền được ưu tiên thanh toán.

TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY

SOURCE: Kỷ yếu Hội thảo chuyên đề về Hộ tịch, Nhà Pháp luật Việt – Pháp, Hà Nội, ngày 08/7/2010  (Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt – Pháp)

Theo thongtinphapluatdansu.edu.vn

…………………………………………………………………………………………………………

Luật sư tại Đà Nẵng: 

99 Nguyễn Hữu Thọ, Quân Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế: 

336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại Phú Quốc:

65 Hùng Vương, thị trấn Dương Đông, huyện đảo Phú Quốc

Luật sư tại Quảng Ngãi

359 Nguyễn Du, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Website: www.fdvn.vn    www.tuvanphapluatdanang.com

Email: fdvnlawfirm@gmail.com    luatsulecao@gmail.com

Điện thoại: 0935 643 666    –  0906 499 446

Fanpage: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Bài viết liên quan