Feel free to go with the truth

Trang chủ / Nghiên cứu học tập / GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC CỦA VKS TỐI CAO LIÊN QUAN ĐẾN QUY ĐỊNH CỦA BLHS, BLTTHS NĂM 2015, VÀ THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ

GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC CỦA VKS TỐI CAO LIÊN QUAN ĐẾN QUY ĐỊNH CỦA BLHS, BLTTHS NĂM 2015, VÀ THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ

Ngày 30 tháng 11 năm 2020 VKS tối cao ra công văn số 5442/VKSTC-V14 giải đáp một số vướng mắc liên quan đến quy định của BLHS, BLTTHS năm 2015, và thi hành án hình sự;

NỘI DUNG GỒM NHỮNG GIẢI ĐÁP CÁC VƯỚNG MẮC:

   I.  Một số Khó khăn vướng mắc liên quan đến quy định của BLHS năm 2015

  1. Khi đã có quyết định khởi tố bị can thì có tiếp tục tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
  2. Việc miễn trách nhiệm hình sự cho người thực hiện tội phạm theo quy định tại khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 có phải là căn cứ để ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hay không?
  3. Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “ xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội” quy định tại điểm o khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 có áp dụng đối với trường hợp người xúi giục cũng là người dưới 18 tuổi không?
  4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có phải là pháp nhân thương mại không? Trường hợp có 02 pháp nhân thương mại trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm thì có được xác định là đồng phạm không?
  5. Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì có thể án dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng không?
  6. “Người khác” trong trình tiết “gây thiệt hại cho người khác” quy định tại Điều 264 BLHS năm 2015 về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ là người nào? Có bao nhiêu người được giao điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ hay không?
  7. Trường hợp nhiều lần đánh bạc với hình thức chơi số đề, có lần đánh bạc dưới 5.000.000 đồng, có lần trên 50.000.000đồng thì tổng số tiền, hiện vật dung để đánh bạc được xác định như thế nào? Có áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” trong trường hợp này hay không?
  8. Có áp dụng tình tiết “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” quy định tại khoản 1 Điều 63 BLHS năm 2015 đối với với những phạm nhân đã thực hiện hành vi phạm tội trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018?
  9. Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 được áp dụng như thế nào đối với trường hợp một người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng theo quy định tại Điều 201 BLHS năm 2015? Có áp dụng án phí dân sự có giá ngạch trong vụ án hình sự đối với loại tội phạm này không?
  10. Đối với rừng đã quy hoạch cho mục đích khác nhưng chưa có quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cần xác định là loại rừng nào sseer truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 232, Điều 243 BLHS năm 2015?
  11. Xử lý như thế nào đối với hành vi vận chuyển trái phép chân của cá thể Gấu ngựa?
  12. Khoảng 22 giờ ngày 19/5/2019, Công an huyện T bắt quả tang A (15 tuổi) đang bán cho N (17 tuổi) 0,0565 gam methamphetamine (ma túy đá) với giá 200.000 đồng. tại Cơ quan điều tra, A còn khai nhận trong khoảng thời gian từ ngày 21/3 – 03/05/2019, A còn bán 03 lần ma túy cùng loại, cùng giá tiền như trên cho n. tổng 04 lần A bán ma túy cho N có tổng khối lượng là 0,226 gam. Xử lý hành vi của A như thế nào?
  13. B làm thuê tại nước ngoài. Ngày 06/11/2018, B mua 21 viên hồng phiến. Ngày 07/11/2018, B vê Việt nam và mang theo số hồng phiến đã mua với mục đích để sử dụng, khi làm thủ tục nhập cảnh tại cửa khẩu thì bị phát hiện và bắt giữ. Qua giám định, xác định số hồng phiến thu giữ của B là Methamphetamine có tổng khối lượng là 2,1625 gam. Hành vi của B phạm tội Vận chuyển trái phép chất ma túy với tình tiết “qua biên giới” hay phạm tội Tàng trữ trái phép chất ma túy?
  14. D bị bắt quả tang có hành vi bán 01 ống thủy tinh, 01 ống nhựa dùng để sử dụng ma túy đá; tàng trữ tổng số 141 ống thủy tinh, 32 chai ga, 32 bật lửa các loại, 15 bình thủy tinh, 55 ống nhựa màu trắng, 03 bịch ống hút, 63 bịch nilon trong suốt để bán cho những người sử dụng trái phép chất ma túy đá thu lợi bất chính. Vậy hành vi của D có dấu hiệu của tội gì? Cơ quan có thẩm quyền có phải trưng cầu giám địch các đề vật thu giữ được hay không?
  15. X có ý định mua 65,2 gam thuốc phiện về cất giữ để sử dụng. X đã chuyển đủ 4.000.000 đồng cho T để mua 65,2 gam thuốc phiện. T đã nhận đủ 4.000.000 đồng của X. Tuy nhiên, khi T mang thuốc phiện đem giao cho X thì bị bắt quả tang cùng tang vật. X có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
  16. Trường hợp người nghiện ma túy có hành vi cho người nghiện ma túy khác hoặc để mặc cho người nghiện ma túy 02 lần sử dụng trái phép chất ma túy trở lên hoặc để mặc cho nhiều người nghiện ma túy sử dụng trái phép chất ma túy tại địa điểm thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc quản lý của mình, thì có phạm tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy hây không? ngoài hành vi nêu trên, người nghiện ma túy còn có hành vi cung cấp chất ma túy cho người nghiện ma túy khác (không xác định được khối lượng số ma túy này vì các đối tượng đã sử dụng hết) thì xử lý thế nào?
  17. Tình tiết “để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc” quy định điểm b khoản 1 Điều 322 BLHS năm 2015 có thể bao gồm cả người đứng ra tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép hay không? Xủy lý thế nào đối với A có hành vi cho 09 người khác tham gia đánh bạc tại địa điểm thuộc quyền sở hữu của mình để thu lợi bất chính 600.000đồng của những người này; đồng thời A tham gia đánh bạc cùng 09 người này trong cùng 1 lúc với tổng số tiền dung đánh bạc là 15.045.000 đồng?II. Một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định của BLTTHS năm 2015

    1. Cần tiến hành việc cho bị can đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa lien quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác lien quan đến việc bào chữa như thế nào để vừa bảo đảm quyền của bị can, vừa bảo đảm việc giải quyết vụ án của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng?

         2. Trường hợp chỉ có duy nhất lời nhận tội của bị can, bị cáo mà không có bất kỳ chứng cứ nào               khác chứng minh tội phạm thì có căn cứ để xử lý đối với hành vi phạm tội đó hay không?

         3. VKS thực hiện việc đóng dấu bút lục theo quy định tại khoản 5 Điều 88 BLTTHS năm 2015 từ            khi nào? Trường hợp Kiểm sát viên trực tiếp kiểm sát hoạt động điều tra thì có phải đóng dấu bút            lục của VKS vào biên bản, tài liệu đó hay không?

         4. Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt, ếu                  không ra quyết định tạm giữ thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trả            tự do hay lập biên bản trả tự do cho người bị bắt?

         5. Khoản 1 Điều 134 BLTTHS năm 2015 quy định: “ Khi tính thời hạn theo tháng thì tính thời hạn              hết vào ngày trùng của tháng sau”. Vậy thời hạn treo tháng được tính đến 24 giờ của ngày trùng            của tháng sau hay được tính đến 24 giờ của ngày liền kề trước ngày trùng của tháng sau?

         6. VKS có thẩm quyền trực tiếp kiểm sát đối với việc tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạp                của công an xã, phường, thị trấn, Đồn công an hay không?
Cùng nhiều nội dung giải đáp khác.

Link tải công văn 5442/VKSTC-V14

Bài viết liên quan