Tình huống pháp lý:
Tôi là Đinh Thị Oanh, tính đến thời điểm hiện tại tôi đã đóng bảo hiểm được 12 năm và giờ tôi muốn nghỉ làm để về làm tự do cho gia đình. Vậy giờ tôi muốn rút hết số tiền bảo hiểm mà tôi đã đóng trong 13 năm qua được hay không? Và tỷ lệ nhận tiền bảo hiểm đó được dựa trên mức đóng nào? Tôi xin chân thành cảm ơn Công ty Luật FDVN (FDVN).
Trả lời:
[1]. Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 01 lần
Căn cứ vào Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc có quy định về bảo hiểm xã hội một lần như sau:
“1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hộimà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hộimà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
- b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
- c) Ra nước ngoài để định cư;
- d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.”
Mặt khác theo Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 cũng có quy định về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động “trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.”
Như vậy từ những căn cứ nêu trên nếu Quý Khách thuộc một trong các trường hợp sau thì có thể hưởng chế độ bảo hiểm một lần:
Thứ nhất, đủ tuổi để hưởng lương hưu những chưa đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tử nguyện.
Thứ hai, không đủ tuổi để hưởng lương hưu và chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội; không tiếp tục tham gia bảo hiểm sau 01 năm nghỉ việc.
Thứ ba, ra nước ngoài định cư
Thứ tư, bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng do Bộ y tế quy định như: ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
[2] Số tiền bảo hiểm được rút trong thời gian đóng 13 năm
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:
“[…]
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
- a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
- b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
- c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”
Theo như quy định trên thì mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính cụ thể như sau:
Giai đoạn | Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần |
Trước năm 2014 | Số tiền bảo hiểm nhận được = 1,5 x Bình quân tháng lương đóng bảo hiểm xã hội x thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014. |
Sau năm 2014 | Số tiền bảo hiểm nhận được = 2 x Bình quân tháng lương đóng bảo hiểm xã hội x thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở về sau. |
Lưu ý:
– Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định trên không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
– Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.
[3] Thủ tục nhận bảo hiểm xã hội một lần
Căn cứ vào Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì Hồ sơ để hưởng bảo hiểm một lần được thực hiện như sau:
“1. Sổ bảo hiểm xã hội.
Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
Đối vớingười ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
- a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
- b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
- c) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.”
Ngoài ra, nếu Quý Khách thuộc trường hợp cụ thể thì cần thêm một số giấy tờ như sau:
“Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
– Hộ chiếu do nước ngoài cấp.
– Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài.
– Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.”
Trường hợp bị mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS thì có thêm trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện tình trạng không tự phục vụ được; nếu bị mắc các bệnh khác thì thay bằng Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK thể hiện tình trạng suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên và không tự phục vụ được.”
Căn cứ vào Quyết định số 166/QĐ-BHXH 1.2.3. a3, a4 Quyết định ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả các chế độ bảo hiễm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
………………..
99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
366 Phan Chu Trinh, phường An Cựu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Luật sư tại TP. Hồ Chí Minh:
122 Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
Luật sư tại Hà Nội:
Tầng 5, số 11 Ngõ 183, phố Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội
Luật sư tại Nghệ An:
Quốc lộ 1A, Khối 11, phường Quỳnh Xuân, Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An
Luật sư tại Gia Lai:
Số 61 Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Website: www.fdvn.vn www.fdvnlawfirm.vn www.diendanngheluat.vn www.tuvanphapluatdanang.com
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0772 096 999
Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/
Legal Service For Expat: https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/
TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/
DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/
KÊNH YOUTUBE: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn
KÊNH TIKTOK: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn
KÊNH TELEGRAM FDVN: https://t.me/luatsufdvn