Feel free to go with the truth

Trang chủ / GIỚI THIỆU VỀ DỊCH VỤ CỦA FDVN / Định tội danh: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lừa dối khách hàng

Định tội danh: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lừa dối khách hàng

ĐỊNH TỘI DANH

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lừa dối khách hàng

Hai tội danh được so sánh ở các tiêu chí sau:

Tiêu chí

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tội lừa dối khách hàng

Căn cứ pháp lý Điều 174 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 Điều 198 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Khách thể của tội phạm  Xâm phạm quan hệ sở hữu Xâm phạm trật tự quản lý về kinh tế, cụ thể là quan hệ đúng đắn trong lưu thông hàng hóa, xâm phạm lợi ích của người mua hàng.
Đối tượng tác động của tội phạm Tài sản: Vật, tiền, giấy tờ có giá Hàng hóa, vật phẩm được đưa vào quá trình mua bán, trao đổi hoặc cung cấp dịch vụ.
Hành vi nguy hiểm cho xã hội Có thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản Có hành vi cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác.
Chủ thể của tội phạm Người đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự
Hình thức lỗi Lỗi cố ý
Quy định pháp luật Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Điều 198. Tội lừa dối khách hàng

1. Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

 

I. HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TÌNH TIẾT ĐỊNH TỘI DANH

1. Về các tình tiết định tội danh của Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

 Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.

– Lừa dối khách hàng, được hiểu là hành vi mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác đối với khách hàng để thu lợi bất chính.

(Tham khảo Tử Điển Pháp Luật Việt Nam – Nhà Xuất Bản Thế Giới)

– Đối với các tội có quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt, giá trị tài sản bị sử dụng trái phép, giá trị tài sản bị huỷ hoại hoặc bị làm hư hỏng, thì việc xác định hậu quả thiệt hại về tài sản không phải căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt, giá trị tài sản bị sử dụng trái phép, giá trị tài sản bị huỷ hoại hoặc bị làm hư hỏng, vì giá trị tài sản này đã được quy định thành tình tiết định khung riêng biệt. Hậu quả phải là thiệt hại về tài sản xẩy ra ngoài giá trị tài sản bị chiếm đoạt, giá trị tài sản bị sử dụng trái phép, giá trị tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng.

(Mục 3.3 Chương I 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001)

– Giá trị tài sản bị chiếm đoạt, bị chiếm giữ trái phép, bị sử dụng trái phép, bị huỷ hoại hoặc bị làm hư hỏng được xác định theo giá thị trường của tài sản đó tại địa phương vào thời điểm tài sản bị chiếm đoạt, bị chiếm giữ trái phép, bị sử dụng trái phép, bị huỷ hoại hoặc bị làm hư hỏng.

– Trong trường hợp có đầy đủ cằn cứ chứng minh rằng người có hành vi xâm phạm sở hữu có ý định xâm phạm đến tài sản có giá trị cụ thể theo ý thức chủ quan của họ, thì lấy giá trị tài sản đó để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xâm phạm.

Ví dụ: B thấy C đeo một chiếc nhẫn mầu vàng. Qua các nguồn tin B tưởng đây là nhẫn bằng vàng 9,999, có trọng lượng 2 chỉ, nên đã dùng thủ đoạn gian dối và đã chiếm đoạt được chiếc nhẫn này. Trong trường hợp này phải lấy trị giá của một chiếc nhẫn bằng vàng 9,999 với trọng lượng 2 chỉ theo thời giá tại địa phương vào thời điểm chiếm đoạt để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với B về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

(Chương II Số: 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001)

– Bị coi là “đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt” nếu trước đó đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi sau đây:

a) Hành vi cướp tài sản;

b) Hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản;

c) Hành vi cưỡng đoạt tài sản;

d) Hành vi cướp giật tài sản;

đ) Hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản:

e) Hành vi trộm cắp tài sản:

g) Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; .

h) Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản;

i) Hành vi tham ô tài sản;

k) Hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

– Bị coi là “đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản” nếu trước đó đã bị kết án về một trong các tội sau dây:

a) Tội cướp tài sản;

b) Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản;

c) Tội cưỡng đoạt tài sản;

d) Tội cướp giật tài sản;

đ) Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản;

e) Tội trộm cắp tài sản;

g) Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản;

h) Tội lạm đụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản;

Tội tham ô tài sản;

k) Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

2. Về tình tiết định tội danh của tội lừa dối khách hàng

– Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.

– Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.

(Khoản 8, 9 Điều 3 Luật Thương Mại 2005)

II.  HƯỚNG DẪN CÁC TÌNH TIẾT ĐỊNH KHUNG HÌNH PHẠT CỦA CẶP TỘI DANH

1. Có tổ chức

Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Đây là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, câu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm, dưới sự điều khiển của người đứng đầu. Tuy nhiên, không có sự lượng hóa cụ thể đối với sự câu kết, bàn bạc của những người phạm tội trong phạm tội có tổ chức, sự phân công nhiệm vụ, vai trò của những người đồng phạm. Trong đó, mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu. Mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào vai trò của từng người tham gia vào tội phạm và quy mô của vụ án. Vì vậy, khi quyết định hình phạt thì mức hình phạt của người tổ chức sẽ khác với những đồng phạm khác nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau.

(Khoản 2 Điều 17 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)

2. Có tính chất chuyên nghiệp

Chỉ áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

– Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích;

– Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

Khi áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, cần phân biệt:

– Đối với trường hợp phạm tội từ năm lần trở lên mà trong đó có lần phạm tội đã bị kết án, chưa được xóa án tích thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị áp dụng cả ba tình tiết là “phạm tội nhiều lần”, “tái phạm” (hoặc “tái phạm nguy hiểm”) và “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”.

Ví dụ: B đã bị kết án về tội “cướp tài sản”, nhưng chưa chấp hành hình phạt hoặc sau khi chấp hành xong hình phạt, trong một thời gian, B lại liên tiếp thực hiện 02 vụ cướp tài sản (tài sản chiếm đoạt được trong mỗi vụ có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên). Trong trường hợp này, B phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bị áp dụng ba tình tiết tăng nặng là “phạm tội nhiều lần”, “tái phạm” (hoặc “tái phạm nguy hiểm”) và “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”.

– Đối với tội phạm mà trong điều luật có quy định tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” là tình tiết định khung hình phạt thì không được áp dụng tình tiết đó là tình tiết tăng nặng tương ứng. Trường hợp điều luật không có quy định tình tiết này là tình tiết định khung hình phạt thì phải áp dụng là tình tiết tăng nặng tương ứng.

(Tham khảo Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006)

3. Dùng thủ đoạn xảo quyệt

“Dùng thủ đoạn xảo quyệt” là trường hợp người phạm tội sử dụng thủ đoạn dối trá một cách tinh vi, sử dụng công nghệ cao đê thực hiện hành vi phạm tội, che giấu tội phạm, đổ tội cho người khác hoặc người phạm tội có hành vi tiêu hủy chứng cứ, gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm.

4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái, không làm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật (Khoản 6 Điều 3 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP, ngày 30/12/2020)

5. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp

– Tình trạng chiến tranh: Là trạng thái xã hội đặc biệt của đất nước được tuyên bố từ khi Tổ quốc bị xâm lược cho đến khi hành vi xâm lược đó được chấm dứt trên thực tế.

(Khoản 9 Điều 2 Luật Quốc phòng năm 2018).

– Tình trạng khẩn cấp: Là khi trong cả nước hoặc nhiều địa phương có thảm họa lớn do thiên nhiên hoặc con người gây ra, có dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước và tổ chức, tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân hoặc có tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội thì Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp để áp dụng các biện pháp đặc biệt nhằm kịp thời ngăn chặn, hạn chế và khắc phục hậu quả xảy ra, nhanh chóng ổn định tình hình.

(Điều 1 Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp ngày 23/3/2000)

III.  TÀI LIỆU THAM KHẢO

– Tổng hợp 31 Nghị Quyết Của Hội Đồng Thẩm Phán Toà Án Nhân Dân Tối Cao Trong Lĩnh Vực Hình Sự, Tố Tụng Hình Sự (từ năm 1986 đến tháng 11 năm 2021)” . https://fdvn.vn/tong-hop-31-nghi-quyet-cua-hoi-dong-tham-phan-toa-an-nhan-dan-toi-cao-trong-linh-vuc-hinh-su-to-tung-hinh-su-tu-nam-1986-den-thang-11-nam-2021/. Nghị Quyết Số 03/2020/HĐTP/NQ Ngày 30/12/2020 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ. Số thứ tứ 1, số trang 01-11.

– Tổng hợp 31 Nghị Quyết Của Hội Đồng Thẩm Phán Toà Án Nhân Dân Tối Cao Trong Lĩnh Vực Hình Sự, Tố Tụng Hình Sự (từ năm 1986 đến tháng 11 năm 2021)” . https://fdvn.vn/tong-hop-31-nghi-quyet-cua-hoi-dong-tham-phan-toa-an-nhan-dan-toi-cao-trong-linh-vuc-hinh-su-to-tung-hinh-su-tu-nam-1986-den-thang-11-nam-2021/. Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự. Số thứ tự 19, số trang 295-304.

– Lê Cao, “ Hành Vi Lừa Dối Khách Hàng Trong Kinh Doanh Ít Bị Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự – Nghiên Cứu Từ Thực Tế Và Kiến Nghị”. https://fdvn.vn/hanh-vi-lua-doi-khach-hang-trong-kinh-doanh-it-bi-truy-cuu-trach-nhiem-hinh-su-nghien-cuu-tu-thuc-te-va-kien-nghi/.

– Luật Sư FDVN, “Hành Vi Quảng Cáo Lừa Dối Nhìn Tự Hiện Tượng “Nhà Tôi Ba Đời…”. https://fdvn.vn/hanh-vi-quang-cao-lua-doi-nhin-tu-hien-tuong-nha-toi-ba-doi/.

– Xuân Nha “Chủ Đầu Tư Đưa Thông Tin Lừa Dối Khách Hàng Về Các Dự Án Bất Động Sản Có Thể Bị Xử Lý Hình Sự”. https://fdvn.vn/chu-dau-tu-dua-thong-tin-lua-doi-khach-hang-ve-cac-du-an-bat-dong-san-co-the-bi-xu-ly-hinh-su/.

Nguồn: Sưu tầm, tổng hợp

LINK PDF: Định tội danh: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lừa dối khách hàng

………………..

Luật sư tại Đà Nẵng

99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế: 

56A Điện Biên Phủ, phường Phường Đúc, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại TP. Hồ Chí Minh:

122 Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

Luật sư tại Hà Nội:

Tầng 5, số 11 Ngõ 183, phố Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội

Luật sư tại Nghệ An:

Số 19 đường V.I Lê Nin, Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Quốc lộ 1A, Khối 11, phường Quỳnh Xuân, Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An

Luật sư tại Gia Lai:

Số 61 Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai

Website: www.fdvn.vn    www.fdvnlawfirm.vn  www.diendanngheluat.vn  www.tuvanphapluatdanang.com

Email: fdvnlawfirm@gmail.com    luatsulecao@gmail.com

Điện thoại: 0772 096 999

Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Legal Service For Expat:  https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/

TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/

DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/

KÊNH YOUTUBE: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn

KÊNH TIKTOK: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn

KÊNH TELEGRAM FDVN: https://t.me/luatsufdvn

Bài viết liên quan