ĐỊNH TỘI DANH |
TỘI ĐUA XE TRÁI PHÉP VÀ TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG
Tiêu chí | Tội đua xe trái phép | Tội gây rối trật tự công cộng |
Căn cứ pháp lý | Điều 266 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 | Điều 318 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 |
Khách thể của tôi phạm | Xâm phạm đến an toàn công cộng, đồng thời tội phạm này còn đe doạ an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác cũng như gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng. | Xâm phạm đến trật tự cộng cộng, vi phạm nếp sống văn minh, lịch sự, quy tắc cuộc sống, gây ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của mọi người ở nơi công cộng.
Ngoài ra, có trường hợp còn gây khó khăn, trở ngại cho hoạt động của những người trong cơ quan nhà nước và xã hội làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng. |
Hành vi nguy hiểm cho xã hội | Đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho người khác. | Hò hét, làm náo động, phá phách, hành hung người khác hoặc có hành vi khác làm rối loạn các hoạt động ở những nơi công cộng, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội |
Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự | Thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Hành vi đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp: + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31%trở lên; + Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng trở lên; + Làm chết người; – Có hành vi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; – Có hành vi tham gia cá cược; – Có hành vi chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép; – Việc đưa xe tại nơi tập trung đông dân cư; + Hành vi đua xe tháo dỡ thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua; – Hành vi đua xe tái phạm nguy hiểm. – Hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều 266 hoặc Điều 265 (Tổ chức đua xe trái phép) của Bộ luật Hình sự năm 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. |
Thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Hành vi gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. – Hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. |
Địa điểm phạm tội | Nơi công cộng nhưng chủ yếu trên các tuyến đường giao thông, tuyến phố lớn, quốc lộ, tỉnh lộ nhân những ngày lễ lớn hoặc khi có sự kiện văn hoá, thể thao,… | Nơi công cộng, đông người như nhà ga, bến xe, rạp hát, đường phố, công viên,…. |
Chủ thể của tội phạm | Người từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự. | Người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự. |
Lỗi |
Lỗi cố ý |
|
Quy định pháp luật | Điều 266: Tội đua xe trái phép
1. Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%; c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; đ) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; e) Tham gia cá cược; g) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép; h) Đua xe nơi tập trung đông dân cư; i) Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua; k) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. |
Điều 318: Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách; c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; d) Xúi giục người khác gây rối; đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng; e) Tái phạm nguy hiểm. |
I. HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TÌNH TIẾT ĐỊNH TỘI DANH
1. Người đua xe trái phép là người điều khiển xe trên đường giao thông với mục đích cùng đua với người điều khiển xe khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền. Cũng được coi là người đua xe trái phép với vai trò đồng phạm đối với người tổ chức (người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy) cuộc đua xe trái phép; người xúi giục (người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy) người khác đua xe trái phép; người giúp sức (người tạo những điều kiện vật chất hoặc tinh thần) cho việc đua xe trái phép; người ngồi cùng với người điều khiển xe đua trái phép mà cùng cố ý đua xe như: Trước khi ngồi lên xe hoặc sau khi ngồi lên xe biết người điều khiển xe sẽ thực hiện việc đua, nhưng vẫn ngồi với ý thức tham gia đua xe; trước khi ngồi lên xe hoặc sau khi ngồi lên xe không biết người điều khiển xe sẽ thực hiện việc đua xe, nhưng sau khi người điều khiển xe thực hiện việc đua xe thì có hành vi cổ vũ, reo hò…
Đối với người sau khi ngồi lên xe vẫn không biết người điều khiển xe sẽ thực hiện việc đua xe, nhưng trên đường đi người điều khiển xe đã thực hiện việc đua xe mà người ngồi sau xe buộc phải ngồi lại trên xe, không có hành vi cổ vũ, reo hò… thì họ không bị coi là người đua xe trái phép
(Tham khảo Thông tư số: 10/TTLB năm 1996 của Bộ Nội Vụ, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, Tòa Án Nhân Dân Tối Cao)
2. Nơi công cộng được hiểu là những địa điểm “kín” (rạp hát, rạp chiếu bóng…) hoặc “mở” (sân vận động, công viên, đường phố…) mà ở đó các hoạt động chung của xã hội được diễn ra thường xuyên hoặc không thường xuyên.
(Khoản 7 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 và Điều 3 Nghị định 24/2020/NĐ-CP)
3. Hành vi gây rối trật tự công cộng mà để hậu quả xảy ra thuộc một trong các trường hợp sau đây bị coi là “gây hậu quả nghiêm trọng” và phải chịu trách nhiệm hình sự.
– Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ;
– Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;
– Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên;
– Chết người;
– Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên;
– Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% trở lên;
– Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên;
– Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên.
Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khoẻ và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội…
Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra có phải là nghiêm trọng hay không.
– “Gây cản trở giao thông nghiêm trọng” là gây cản trở giao thông từ 2 giờ trở lên hoặc gây cản trở giao thông ở những tuyến giao thông quan trọng, làm ách tắc giao thông trên diện rộng (không phân biệt thời gian bao lâu).
(Tham khảo Tiểu mục 5.1; 5.2 của Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP)
II. HƯỚNG DẪN CÁC TÌNH TIẾT ĐỊNH KHUNG HÌNH PHẠT CỦA TỘI DANH
1. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm (Khoản 2 Điều 17 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).
Đây là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, câu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm, dưới sự điều khiển của người đứng đầu. Tuy nhiên, không có sự lượng hóa cụ thể đối với sự câu kết, bàn bạc của những người phạm tội trong phạm tội có tổ chức, sự phân công nhiệm vụ, vai trò của những người đồng phạm. Trong đó, mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu. Mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào vai trò của từng người tham gia vào tội phạm và quy mô của vụ án. Vì vậy, khi quyết định hình phạt thì mức hình phạt của người tổ chức sẽ khác với những đồng phạm khác nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau.
(Tham khảo giải đáp của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tại, https://vksndtc.gov.vn/hoidap/Pages/hoi-dap.aspx?ItemID=439).
2. Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách
Vũ khí gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
(Điều 3 Pháp lệnh 07/2013/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ)
Vũ khí: Là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
(Khoản 1 Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017)
3. Hung khí là dao găm, kiếm, giáo, mác, đinh ba, đại đao, mã tấu, quả đấm bằng kim loại hoặc chất cứng, cung, nỏ, gậy các loại và các loại khác do Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) quy định.
(Tiểu mục 3.1 Mục 3 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP)
4. Có hành vi phá phách là trường hợp trong khi thực hiện hành vi gây rối, người phạm tội đã có hành vi đập phá tài sản nhưng thiệt hại về tài sản chưa đến mức cấu thành tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác. Nếu hành vi phá phách gây thiệt hại về tài sản đã cấu thành tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác thì người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này ngoài tội gây rối trật tự công cộng. Tuy nhiên, người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 245 Bộ luật hình sự, vì thiệt hại về tài sản do hành vi phá phách đã bị truy cứu về tội độc lập.
(Tham khảo tại: https://lsvn.vn/toi-gay-roi-trat-tu-cong-cong-trong-bo-luat-hinh-su-20151626683210.html)
5. Gây cản trở giao thông nghiêm trọng là gây cản trở giao thông từ 2 giờ trở lên hoặc gây cản trở giao thông ở những tuyến giao thông quan trọng, làm ách tắc giao thông trên diện rộng (không phân biệt thời gian bao lâu)
(Tiểu mục 5.2 Mục I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP)
6. Gây đình trệ hoạt động công cộng là trường hợp do hành vi gây rối mà hoạt động công cộng bị đình trệ như: phải tạm dừng buổi chiếu phim; phải tạm dừng trận thi đấu bóng đá, bóng chuyền hoặc các môn thể thao khác; phải tạm dừng cuộc họp Hội đồng nhân dân v.v… không phân biệt thời gian bị đình trệ dài hay ngắn.
7. Xúi giục người khác gây rối là hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện hành vi gây rối. Tuy nhiên, hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện hành vi gây rối nhưng không thuộc trường hợp phạm tội có tổ chức với vai trò là người xúi dục trong vụ án đồng phạm. Tuy nhiên khi xác định hành vi xúi dục người khác gây rối cần phải chú ý:
Nếu việc xúi dục không liên quan trực triếp đến hành vi gây rối của Toà án cấp phúc thẩm thì không phải là người xúi dục người khác gây rối.
Ví dụ: Bùi Thế H đi đón con ở trường về thấy hai tốp thanh niên đang đuổi đánh nhau trên đường Cát Linh, H liền hô: đánh bỏ mẹ nó đi! nói xong, H chở con về nhà. Sau đó hai tốp thành niên vẫn đuổi đánh nhau làm náo động đường phố, ách tắc giao thông. Hành vi của H tuy có vẻ xúi dục người khác gây rối, nhưng không phải vì câu nói đó mà làm cho hai tốp thành niện mới có hành vi gây rối, không có câu nói này của H thì hai tốp thanh niên dã đuỏi đánh nhau rồi, dù H có hô hay không hô câu “đánh bỏ mẹ nó đi” thì cũng không làm thay đổi ý định tội phạm của số thanh niên này, nên không thể coi H là người xúi dục gây rối được.
(Điểm b, khoản 3, Điều 7 Nghị định số:144/2021/NĐ-CP)
8. Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng là trường hợp trong khi thực hiện hành vi gây rối, có người can ngăn hoặc yêu cầu chấm dứt hành vi gây rối nhưng người có hành vi gây rối chẳng những không nghe mà còn có hành vi hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng.
Khi xác định tình tiết này cần chú ý: nếu người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng là người đang thi hành công vụ, có nhiệm vụ bảo vệ trật tự nơi công cộng mà người phạm tội có hành vi hành hung đối với người này thì thuộc trường hợp chống người thi hành công vụ; nếu gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người thi hành công vụ thì thuộc trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự.
(Tham khảo tại: https://lsvn.vn/toi-gay-roi-trat-tu-cong-cong-trong-bo-luat-hinh-su-20151626683210.html)
9. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
– Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
– Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.
(Khoản 2 Điều 53 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)
10. Tham gia cá cược
Khái niệm “cá cược” không được định nghĩa cụ thể trong một văn bản pháp luật nào, tại Nghị định 06/2017/NĐ- CP quy định về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế, thì chỉ quy định về “đặt cược”, theo đó:
Đặt cược là trò chơi giải trí có thưởng mà người tham gia đặt cược thực hiện dự đoán về kết quả có thể xảy ra trong các sự kiện thể thao, giải trí được sử dụng để kinh doanh đặt cược. Người tham gia dự đoán đúng sẽ được trả thưởng bằng tiền hoặc bằng hiện vật, dịch vụ có thể quy ra thành tiền dựa trên kết quả của sự kiện đó khi kết thúc theo Thể lệ đặt cược.
Như vậy có thể hiểu, cá cược là việc giao hẹn, giao kết giữa mọi người với nhau có tính được – thua về một điều phỏng đoán đúng hoặc sai hay như thách thức một điều gì đó làm hay không làm được. Việc giao hẹn được thua bằng tiền hay bằng hiện vật tùy thuộc vào thỏa thuận ban đầu của các bên.
(Khoản 1, Điều 2 Nghị định 06/2017/NĐ- CP)
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
– Tổng hợp 186 lỗi của người điều khiển xe ô tô và chế tài xử phạt. https://fdvn.vn/tong-hop-186-loi-cua-nguoi-dieu-khien-xe-o-to-va-che-tai-xu-phat/
– Tổng hợp 12 bản án về tội cản trở giao thông đường bộ. https://fdvn.vn/tong-hop-12-ban-an-ve-toi-can-tro-giao-thong-duong-bo/
– Tham khảo “302 tiêu chuẩn quốc gia về an toàn giao thông còn hiệu lực được ban hành từ năm 2010 – 2020”. https://fdvn.vn/302-tieu-chuan-quoc-gia-ve-an-toan-giao-thong-con-hieu-luc-duoc-ban-hanh-tu-nam-2010-2020/
– Tham khảo: “có tiền án về tội “đua xe trái phép” đã được xóa án tích thì có được dự tuyển viên chức vào cơ quan nhà nước hay không?” https://fdvn.vn/co-tien-an-ve-toi-dua-xe-trai-phep-da-duoc-xoa-an-tich-thi-co-duoc-du-tuyen-vien-chuc-vao-co-quan-nha-nuoc-hay-khong/
– Tham khảo: “Thực tiễn xét xử: tội cố ý gây thương tích” https://fdvn.vn/thuc-tien-xet-xu-toi-co-y-gay-thuong-tich/
– Tham khảo: “Nhiều người xăm trổ vào Hội An, vạ vật trong khách sạn để “xử lý tranh chấp”. https://fdvn.vn/nhieu-nguoi-xam-tro-vao-hoi-an-va-vat-trong-khach-san-de-xu-ly-tranh-chap/
– Tham khảo: “Quậy phá tại tòa có thể ngồi tù”. https://fdvn.vn/quay-pha-tai-toa-co-the-ngoi-tu/
– Tổng hợp 22 bản án và quyết định giám đốc thẩm toà án nhận định là trường hợp đồng phạm, phạm tội có tổ chức. https://fdvn.vn/tong-hop-22-ban-an-va-quyet-dinh-giam-doc-tham-toa-an-nhan-dinh-la-truong-hop-dong-pham-pham-toi-co-to-chuc/.
Nguồn: Nghiên cứu và tổng hợp
LINK PDF: Định tội danh: Tội đua xe trái phép và tội gây rối trật tự công cộng
……………
99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
56A Điện Biên Phủ, phường Phường Đúc, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Luật sư tại TP. Hồ Chí Minh:
122 Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
Luật sư tại Hà Nội:
Tầng 5, số 11 Ngõ 183, phố Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội
Luật sư tại Nghệ An:
Số 19 đường V.I Lê Nin, Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Quốc lộ 1A, Khối 11, phường Quỳnh Xuân, Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An
Luật sư tại Gia Lai:
Số 61 Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Website: www.fdvn.vn www.fdvnlawfirm.vn www.diendanngheluat.vn www.tuvanphapluatdanang.com
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0906 499 446 – 0905 045 915
Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/
Legal Service For Expat: https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/
TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/
DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/
KÊNH YOUTUBE: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn
KÊNH TIKTOK: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn
KÊNH TELEGRAM FDVN: https://t.me/luatsufdvn