Feel free to go with the truth

Trang chủ / Doanh nghiệp / Điều kiện bổ sung ngành nghề kinh doanh quản lý khách sạn?

Điều kiện bổ sung ngành nghề kinh doanh quản lý khách sạn?

Công ty chúng tôi hiện muốn bổ sung thêm lĩnh vực tư vấn, quản lý và điều hành một số khách sạn trong địa bàn của thành phố. Tôi muốn Quý công ty tư vấn về tên ngành, mã ngành và điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực nói trên. Tôi xin chân thành cảm ơn!

  1. Điều kiện, mã ngành kinh doanh ngành nghề quản lý khách sạn

Theo quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg, ngày 06/7/2018 Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhóm ngành hoạt động tư vấn quản lý (mã ngành 7020) được hiểu là: Việc cung cấp tư vấn, hướng dẫn và trợ giúp điều hành đối với doanh nghiệp và các tổ chức khác trong vấn đề quản lý, như lập chiến lược và kế hoạch hoạt động, ra quyết định tài chính, mục tiêu và chính sách thị trường, chính sách nguồn nhân lực, thực thi và kế hoạch; tiến độ sản xuất và kế hoạch giám sát. Việc cung cấp dịch vụ kinh doanh này có thể bao gồm tư vấn, hướng dẫn hoặc trợ giúp hoạt động đối với doanh nghiệp hoặc các dịch vụ cộng đồng như:

  • Quan hệ và thông tin cộng đồng;
  • Hoạt động vận động hành lang;
  • Thiết kế phương pháp kiểm toán hoặc cơ chế, chương trình chi phí kiểm toán, cơ chế điều khiển ngân quỹ;
  • Tư vấn và giúp đỡ kinh doanh hoặc dịch vụ lập kế hoạch, tổ chức, hoạt động hiệu quả, thông tin quản lý…

Loại trừ:

  • Thiết kế phần mềm máy vi tính cho hệ thống kiểm toán được phân vào nhóm 62010 (Lập trình máy vi tính);
  • Tư vấn và đại diện pháp lý được phân vào nhóm 6910 (Hoạt động pháp luật);
  • Hoạt động kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế được phân vào nhóm 69200 (Hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thuế);
  • Kiến trúc, tư vấn kỹ thuật và công nghệ khác được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động về kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan), 7490 (Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu);

–      Hoạt động quảng cáo được phân vào nhóm 73100 (Quảng cáo);

  • Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận được phân vào nhóm 73200 (Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận);
  • Dịch vụ sắp xếp và tư vấn giới thiệu việc làm được phân vào nhóm 78100 (Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm);
  • Hoạt động tư vấn giáo dục được phân vào nhóm 85600 (Dịch vụ hỗ trợ giáo dục).
  1. Phân biệt ngành quản lý khách sạn và kinh doanh dịch vụ khách sạn

Trong khi đó, các hoạt động kinh doanh về khách sạn trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam có ngành nghề kinh doanh dịch vụ lưu trú, mã ngành 5510. Theo Quyết định số 27 thì nội dung kinh doanh chính của ngành nghề kinh doanh dịch vụ lưu trú bao gồm:

  • Dịch vụ cung cấp cơ sở lưu trú cho khách du lịch, khách trọ, hàng ngày hoặc hàng tuần, nhìn chung là ngắn hạn. Các cơ sở lưu trú bao gồm loại phòng thuê có sẵn đồ đạc, hoặc loại căn hộ khép kín có trang bị bếp và dụng cụ nấu ăn, có hoặc không kèm theo dịch vụ dọn phòng hàng ngày, có thể đi kèm với các dịch vụ khác như ăn uống, chỗ đỗ xe, dịch vụ giặt là, bể bơi, phòng tập, dịch vụ giải trí, phòng họp và thiết bị phòng họp;
  • Hoạt động của các cơ sở lưu trú như: khách sạn; biệt thự du lịch (resort); phòng hoặc căn hộ khách sạn; nhà khách, nhà nghỉ; nhà trọ, phòng trọ; chỗ nghỉ trọ trên xe lưu động; làng sinh viên, ký túc xá sinh viên; nhà điều dưỡng.
  • Loại trừ: Cho thuê nhà, căn hộ, phòng ở có hoặc không trang bị đồ đạc nhằm mục đích ở lâu dài, thường là hàng tháng hoặc hàng năm được phân vào ngành 6810 (Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê).

Như vậy hoạt động chính của 02 ngành nghề này hoàn toàn khác biệt trong khi ngành nghề tư vấn quản lý chỉ thực hiện các hoạt động tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp trong một vấn đề cụ thể thì ngành kinh doanh cơ sở lưu trú là ngành nghề doanh nghiệp cung cấp cơ sở lưu trú như nhà nghỉ, khách sạn…cho khách có nhu cầu. Có thể ví dụ: Doanh nghiệp A muốn xây dựng khách sạn kinh doanh và muốn thuê doanh nghiệp B thực hiện hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp A để quản lý, điều hành khách sạn thì doanh nghiệp A sẽ đăng ký ngành nghề kinh doanh là kinh doanh dịch vụ lưu trú (mã ngành 5510) và doanh nghiệp B sẽ đăng ký ngành nghề là Hoạt động tư vấn quản lý (mã ngành 7020).

Vì vậy hoạt động tư vấn quản lý khách sạn nằm trong ngành “hoạt động tư vấn quản lý”, mã ngành đăng ký kinh doanh: 7020.

Hiện nay các ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo pháp luật Việt Nam được ban hành theo Danh mục được ban hành kèm theo Luật Đầu tư. Ngành nghề kinh doanh dịch vụ cư trú là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 49 Luật Du lịch 2017:

a) Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

  1. b) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
  2. c) Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.”

Trong khi đó, ngành nghề hoạt động tư vấn quản lý không thuộc danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Luật Đầu tư 2014 và các văn bản pháp luật liên quan. Do vậy xác định ngành nghề tư vấn quản lý khách sạn không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Để thực hiện hoạt động kinh doanh ngành nghề tư vấn quản lý khách sạn, Quý Công ty chỉ cần thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề mà không cần đáp ứng các điều kiện, các chứng chỉ khác. Hồ sơ bổ sung ngành nghề đăng ký có thể tham khảo gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  • Biên bản họp v/v bổ sung ngành nghề kinh doanh;
  • Quyết định về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh

Trên đây là ý kiến tư vấn cũng như cách nhìn nhận chủ quan của FDVN liên quan đến yêu cầu tư vấn của Qúy Khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hi vọng ý kiến tư vấn của FDVN sẽ hữu ích cho Qúy Khách.

CVPL: Ngô Thị Mỹ Trâm –  FDVN Law Firm

 

Tình huống pháp lý:  Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê khoán có bồi thường thiệt hại?

Những hộ dân ở thôn chúng tôi có ký Hợp đồng thuê khoán đất rừng của doanh nghiệp A, thời hạn thuê khoán là 7 năm. Tuy nhiên, mới 3 năm nhưng doanh nghiệp A muốn hủy hợp đồng nhưng không thông báo rõ lý do. Họ cam kết sẽ bồi thường thêm cho chúng tôi một khoản tiền để ổn định và đầu tư sản xuất. Tuy nhiên chúng tôi không  muốn hủy hợp đồng vì chu kì cây keo 7 năm mới kết thúc một chu kì, đến cuối chu kì khi thu hoạch chúng tôi sẽ được nhiều lợi nhuận hơn. Tôi muốn hỏi Luật sư trong hợp đồng không quy định điều khoản phạt hợp đồng thì hành vi hủy hợp đồng của công ty A có bị phạt vi phạm hay không? Chúng tôi có được bồi thường vì hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật của công ty A hay không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

  1. Trả lời:

Cảm ơn Qúy Khách đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật FDVN (FDVN). Đối với các yêu cầu tư vấn của Qúy Khách,sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, FDVN có một số trao đổi như sau:

1.Quy định của pháp luật về việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuê khoán

Theo quy định tại Điều 483 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê.

Tuy nhiên, hợp đồng chỉ mới được 03 năm thì bên A đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trên. Theo quy định tại Điều 492 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê khoán:

1. Trường hợp một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý; nếu thuê khoán theo thời vụ hoặc theo chu kỳ khai thác thì thời hạn báo trước phải phù hợp với thời vụ hoặc chu kỳ khai thác.

  1. 2. Trường hợp bên thuê khoán vi phạm nghĩa vụ mà việc khai thác đối tượng thuê khoán là nguồn sống duy nhất của bên thuê khoán và việc tiếp tục thuê khoán không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của bên cho thuê khoán thì bên cho thuê khoán không được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; bên thuê khoán phải cam kết với bên cho thuê khoán không được tiếp tục vi phạm hợp đồng.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 428 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

  1. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  2. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
  3. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
  4. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.”

Theo như quy định nêu trên, hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng của bên A không bị coi là vi phạm hợp đồng và phải bồi thường trong trường hợp sau:

  • Bên A đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp các hộ dân vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong quá trình thực hiện hợp đồng;
  • Bên A có thỏa thuận về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng và đã được sự đồng ý của các hộ dân;
  • Đã thông báo cho các hộ dân khoản thời gian hợp lý với thời vụ hoặc chu kì khai thác cây theo Hợp đồng giao khoán đã ký kết.

Tuy nhiên, trong trường hợp bên A tự ý chấm dứt hợp đồng không có lý do chính đáng, không thuộc các trường hợp được phép đơn phương chấm dứt Hợp đồng theo quy định của pháp luật, thì bên A đã bị coi là vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Đồng thời, trong trường hợp công việc thuê khoán đất để hưởng hoa lợi, lợi tức từ cây trồng là nguồn thu nhập chính của các hộ dân, các hộ dân đã có kế hoạch, đầu tư công sức, thời gian và tài chính vào việc này. Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê khoán của bên A gây thiệt hại về vật chất và cuộc sống hiện tại, thì bên A có nghĩa vụ bồi thường hợp đồng cho các hộ dân theo quy định của pháp luật về hợp đồng.

  1. Mức bồi thường thiệt hại

Theo quy định tại Điều 419 Bộ luật dân sự 2015, người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường các khoản sau:

–             Bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại.

–             Yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.

Mức bồi thường cụ thể do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường căn cứ vào mức tổn thất trên thực tế. Quý khách có nghĩa vụ chứng minh các thiệt hại do việc không thực hiện hợp đồng của bên vi phạm hợp đồng gây ra như: Công sức, thời gian, tiền bạc và các chi phí khác trong quá trình đầu tư trên đất thuê khoán, lợi nhuận đáng ra Quý khách được hưởng khi cây đến chu kì thu hoạch,… để được bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn của FDVN liên quan đến yêu cầu tư vấn của Qúy Khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của FDVN sẽ hữu ích cho Qúy Khách.

CVPL: Ngô Thị Mỹ Trâm – FDVN Lawfirm

Bài viết liên quan

Hỗ trợ online