Tình huống pháp lý: Con riêng có được nhận thừa kế từ bố dượng?
Vợ tôi có một người con riêng, tôi muốn hỏi sau này tôi chết đi không để lại di chúc thì đứa con riêng của vợ tôi có được hưởng di sản của tôi không? Hiện nay có một mảnh đất và ngôi nhà là tài sản chung của hai vợ chồng?
Trả lời:
Pháp luật quy định có 02 hình thức thừa kế là Thừa kế theo di chúc và Thừa kế theo pháp luật. Trường hợp của anh là không để lại di chúc vì vậy đây là trường hợp thừa kế theo pháp luật. Trong trường hợp này những người được thừa kế “di sản” của anh theo quy định Khoản 1, Điều 651 Bộ luật dân sự 2015.
Xác định di sản của anh trong khối tài sản chung, căn cứ vào khoản 1, Điều 29, Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 213 Bộ luật dân sự năm 2015 thì di sản của anh để lại được xác định là bằng ½ giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là ngôi nhà trên.
“1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập”.
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
- Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.
“1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
- Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
- Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
- Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án”.
- Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.
Hàng thừa kế thứ nhất của anh bao gồm:
Căn cứ Khoản 1, Điều 615 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“1.Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”.
Do đó, người con riêng của vợ anh không thuộc trong hàng thừa kế thứ nhất của anh mà chỉ có vợ và các con hiện tại của anh. Tuy nhiên, trong trường hợp người con riêng của vợ anh có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con thì được hưởng di sản của nhau căn cứ vào Điều 654 Bộ luật dân sự 2015:
“Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”.
………………
99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Luật sư tại Quảng Ngãi:
359 đường Nguyễn Du, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
Luật sư tại Hà Nội:
45C Trần Quốc Toản, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàng Kiếm, thành phố Hà Nội
Website: www.fdvn.vn www.fdvnlawfirm.vn www.diendanngheluat.vn www.tuvanphapluatdanang.com
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0935 643 666 – 0906 499 446
Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/
Legal Service For Expat: https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/
TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/