Tình huống pháp lý: Có thể sử dụng hè phố mà không bị phạt?
Gia đình tôi nằm ở vị trí trung tâm của tổ dân phố nên các hoạt động liên hoan, cúng xóm, … của thôn thường được tổ chức tại nhà tôi. Mỗi lần tổ chức đều che lều, trại và sử dụng một phần vỉa hè trước nhà để tổ chức ăn uống, vui chơi. Tuy nhiên, trong lúc tổ chức thì một phận an ninh trật tự đến và nhắc nhở về việc chúng tôi đã lấn chiếm lề đường, nếu lần sau tái phạm sẽ bị xử phạt hành chính. Tôi muốn luật sư tư vấn rõ hơn về trường hợp này theo quy định của pháp luật. Tôi xin cảm ơn!
Trả lời:
Thực trạng hiện nay ở hầu hết tại các địa phương trong cả nước, do tập quán sinh hoạt, nhu cầu tổ chức đám cưới, đám tang và các sự kiện vui chơi khác, nhiều hộ dân đã dựng lều, che trại lấn chiếm lề đường gây trở ngại giao thông, mất mĩ quan đô thị. Không những vậy, hành vi này còn thường kèm với việc ca hát, mở nhạc, dùng loa, chiêng, trống, còi,… gây ồn ào ảnh hưởng đến những hộ dân xung quanh. Những hành vi này đã được quy định xử phạt với các hình thức và mức phạt xử như sau:
Hành vi che trại lấn chiếm lòng, lề đường
a) Hình thức xử phạt
Tại Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ như sau:
“5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- a) Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, điểm a khoản 9 Điều này;
- b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;
- c) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe;
- d) Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.”
Ngoài việc xử phạt hành chính, hành vi dựng lều, rạp để tổ chức đám cưới, đám ma… lấn chiếm lòng lề người, người vi phạm còn phải dùng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm d Khoản 10 Điều 12 Nghị định số số 100/2019/NĐ-CP : “buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép (không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép) và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.”
b) Sử dụng lề đường như thế nào sẽ không bị phạt?
Trong một số trường hợp cho phép, việc sử dụng đường phố sẽ không bị xử phạt nếu thuộc trường hợp sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 100/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau, việc sử dụng phần hè phố sẽ không bị xử phạt nếu thuộc các trường hợp sau:
“1. Việc sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông, không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.
- Hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông trong các trường hợp dưới đây:
- a) Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 30 ngày; trường hợp thời gian sử dụng tạm thời lớn hơn 30 ngày phải được Bộ Giao thông vận tải (đối với quốc lộ) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các hệ thống đường địa phương) chấp thuận;
- b) Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ, trường hợp đặc biệt không được quá 72 giờ;
- c) Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ;
- d) Điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá thời gian tổ chức hoạt động văn hóa đó;
đ) Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình của hộ gia đình; thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
- Vị trí hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
- a) Phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5 mét;
- b) Hè phố có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời.”
Đối với trường hợp sử dụng hè phố thuộc các trường hợp đám cưới, đám tang thuộc Điểm b, c Khoản 2 được trích dẫn nêu trên, hộ gia đình phải thông báo với Ủy ban nhân phường, xã sở tại trước khi sử dụng tạm thời một phần hè phố. Đối với các trường hợp còn lại quy định tại các Điểm a, d, đ Khoản 2 thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định thủ tục hành chính về cho phép sử dụng tạm thời hè phố.
………………..
99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Luật sư tại Quảng Ngãi:
359 đường Nguyễn Du, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
Website: www.fdvn.vn www.fdvnlawfirm.vn www.diendanngheluat.vn www.tuvanphapluatdanang.com
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0935 643 666 – 0906 499 446
Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/
Legal Service For Expat: https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/
TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/
DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/