Feel free to go with the truth

Trang chủ / Dân sự / Cổ đông sáng lập được bán cổ phần phổ thông khi nào?

Cổ đông sáng lập được bán cổ phần phổ thông khi nào?

      Cổ đông sáng lập được bán cổ phần phổ thông khi nào?

 Tôi cùng 2 người nữa thành lập công ty cổ phần, chúng tôi là 3 cổ đông sáng lập. Tuy nhiên, công ty hoạt động đang hoạt động được 2 năm, giờ tôi muốn chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của tôi cho người khác không phải là thành viên của công ty nhưng tất cả các cổ đông còn lại không đồng ý. Tôi muốn hỏi Quý công ty là tôi có được phép chuyển nhượng cổ phần phổ thông của tôi cho người khác được không? Nếu tôi thực hiện chuyển nhượng cổ phần thì thực hiện như thế nào?

Cảm ơn Quý Khách đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật FDVN (FDVN). Đối với các yêu cầu tư vấn của Quý Khách, sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, FDVN có một số trao đổi như sau:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014 thì: Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

Trong trường hợp trên, công ty của bạn mới thành lập được 2 năm, trong thời gian này, anh/chị là cổ đông sáng lập và anh/chị có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác. Tuy nhiên, đối với việc chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người không phải là cổ đông sáng lập thì phải được sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông. Trường hợp của anh/chị l không được sự đồng ý của đại hội đồng cổ đông nên anh/chị không thể chuyển nhượng được cổ phần phổ thông của mình tại thời điểm này cho người khác.

Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp [Khoản 4 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014]. Theo đó, sau thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Anh/chị có quyền tự do chuyển đổi cổ phần phổ thông của mình và không bị giới hạn đối tượng nhận chuyển nhượng.

Đồng thời, Anh/Chị cũng cần lưu ý Điều lệ Công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần hay không. Trong trường hợp các hạn chế chuyển nhượng này được nêu rõ trong cổ  phiếu của cổ phần tương ứng thì Anh/Chị phải thực hiện theo quy định này.

Việc thực hiện chuyển nhượng cổ phần được quy định tại khoản 2 Điều 126 Luật doanh nghiệp quy định:

Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Các bên sau khi đủ các điều kiện được chuyển nhượng cổ phần thì có thể thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần theo quy định đã nêu trên. Người nhận cổ phần trong các trường hợp quy định chỉ trở thành cổ đông công ty khi đã thanh toán đủ giá trị chuyển nhượng và thông tin của người đó (bao gồm các thông tin quy định tại Điều 121 Luật Doanh nghiệp 2014) được ghi đầy đủ vào Sổ đăng ký cổ đông của Công ty.

                                                                                                            Nguyễn Thị Thảo –  Công ty Luật FDVN

………………………………………………………………………………………………………………………………

Luật sư tại Đà Nẵng: 

99 Nguyễn Hữu Thọ, Quân Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế: 

336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại Phú Quốc:

65 Hùng Vương, thị trấn Dương Đông, huyện đảo Phú Quốc.

Website: www.fdvn.vn    www.tuvanphapluatdanang.com

Email: fdvnlawfirm@gmail.com    luatsulecao@gmail.com

Điện thoại: 0935 643 666    –  0906 499 446

Fanpage: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

 

Bài viết liên quan