Feel free to go with the truth

Trang chủ / Dân sự / CHO NGƯỜI KHÁC MƯỢN THẺ BẢO HIỂM Y TẾ ĐI KHÁM CÓ SAO KHÔNG?

CHO NGƯỜI KHÁC MƯỢN THẺ BẢO HIỂM Y TẾ ĐI KHÁM CÓ SAO KHÔNG?

Tình huống pháp lý: Cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế đi khám có sao không?

Bạn tôi vừa mới nhập viện và chưa có mua thẻ bảo hiểm y tế nên phải trả một khoản phí cao. Vừa hay tôi và bạn cùng họ tên nên tôi đang có ý định cho bạn tôi mượn thẻ để đỡ chi phí viện phí vì nhà bạn ấy cũng thuộc hộ nghèo, kinh tế khó khăn. Luật sư cho tôi hỏi, cho mượn thẻ như vậy có vi phạm pháp luật không ạ?

Trả lời:

Hành vi cho anh chị cho bạn mượn thẻ bảo hiểm y tế để cho trả viện phí là trái với nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm y tế. Cụ thể được quy định tại Khoản 2, Điều 37 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi 2014 như sau:

“Điều 37. Nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm y tế

  1. Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế”

Khi vi phạm nghĩa vụ này tùy mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 65 Nghị định 176/2013/NĐ-CP:

“2. Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây:

  1. a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;
  2. b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế”

Như vậy, với từng hành vi khác nhau mức phạt sẽ khác nhau, trong trường hợp anh chị vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm tức chưa được thanh toán viện phí hay các khoản khám khác mà bị phát hiện thì bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Còn trong trường hợp anh chị cho mượn thẻ và bạn của anh chị đã được thanh toán, chi trả tiền viện phí, thuốc men thì anh chị sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc hoàn trả số tiền đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế.

Ngoài ra, từ ngày 01/01/2018 khi Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 chính thức có hiệu lực thì việc dùng thẻ bảo hiểm của người khác còn có thể bị truy tố hình sự, quy định tại Điều 125 Bộ luật hình sự như sau:

Điều 215. Tội gian lận bảo hiểm y tế

  1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
  2. a) Lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng;
  3. b) Giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được cấp khống, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định.
  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
  5. a) Có tổ chức;
  6. b) Có tính chất chuyên nghiệp;
  7. c) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  8. d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

  1. e) Tái phạm nguy hiểm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
  3. a) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế 500.000.000 đồng trở lên;
  4. b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.
  5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”

Theo Nguyễn Thị Thanh Thanh Trà – Công ty Luật FDVN

………………..

Luật sư tại Đà Nẵng

99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế: 

336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại Quảng Ngãi:

359 đường Nguyễn Du, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Luật sư tại Hà Nội:

45C Trần Quốc Toản, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Website: www.fdvn.vn    www.fdvnlawfirm.vn  www.diendanngheluat.vn  www.tuvanphapluatdanang.com

Email: fdvnlawfirm@gmail.com    luatsulecao@gmail.com

Điện thoại: 0935 643 666    –  0906 499 446

Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Legal Service For Expat:  https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/

TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/

DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/

Bài viết liên quan