Người lao đông nước ngoài làm việc tại Việt Nam có các chế độ xã hội nào? Là vấn đề được quan tâm không chỉ của người lao động mà còn của cả người sử dụng lao động. Vấn đề này được Pháp luật Việt Nam quy định cụ thể như sau:
CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
Chế độ bảo hiểm y tế (BHYT):
1.1. Đối tượng tham gia BHYT:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
1.2. Mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT đối với người nước ngoài:
- Mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định. Mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% mức tiền lương, tiền công tháng của người lao động.
- Chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN):
Chế độ bảo hiểm thất nghiệp được điều chỉnh theo quy định của Luật Việc làm 2013, theo đó, tại Khoản 1 Điều 3 Luật Việc làm 2013 quy định đối tượng áp dụng của Luật này là: “Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc.” Do vậy, Người lao động nước ngoài không thuộc đối tượng tham gia BHTN theo quy định pháp luật Việt Nam.
- Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXHBB):
Đối tượng áp dụng:
Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Người lao động quy định nêu trên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
- b) Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động.
Các chế độ BHXHBB:
Về phía người lao động:
- Ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Tham gia từ 01/12/2018.
Cần làm rõ về điều kiện hưởng, mức hưởng, thời điểm hưởng
- Hưu trí; tử tuất: Người lao động nước ngoài tham gia từ 01/01/2022 với tỷ lệ đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất bằng 8% mức tiền lương tháng.
- Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Về phía người sử dụng lao động:
- Người sử dụng lao động hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như sau:
- 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
- 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
- Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
- Người lao động mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động và thuộc diện áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động chỉ đóng bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên. Riêng tham gia vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải đóng theo từng hợp đồng lao động đã giao kết.
- CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Bộ luật Lao động 2012.
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Luật Bảo hiểm y tế 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế 2014.
- Luật Việc làm 2013.
- Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
- Quyết định 888/ QĐ-BHXH năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam.…………………………………………………………………………………………………………………………
- Luật sư tại Đà Nẵng: 99 Nguyễn Hữu Thọ, Quân Hải Châu, thành phố Đà NẵngLuật sư tại Huế:
336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Luật sư tại Phú Quốc:
65 Hùng Vương, thị trấn Dương Đông, huyện đảo Phú Quốc.
Website: www.fdvn.vn www.tuvanphapluatdanang.com
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0935 643 666 – 0906 499 446
Fanpage: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/