Feel free to go with the truth

Trang chủ / Nghiên cứu học tập / TRANH CHẤP DÂN SỰ KHÁC TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG TẠI TAND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TRANH CHẤP DÂN SỰ KHÁC TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG TẠI TAND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

THS. HOÀNG NGỌC THÀNH – Chánh tòa Tòa Kinh tế, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội

Qua thực tiễn giải quyết các tranh chấp về kinh doanh thương mại về Hợp đồng tín dụng và các tranh chấp khác liên quan đến Ngân hàng tại TAND thành phố Hà Nội, chúng tôi xin đưa ra có một số vấn đề trao đổi kinh nghiệm như sau:

  1. Về tranh chấp Hợp đồng tín dụng
  2. Về Hợp đồng tín dụng (sau đây viết tắt là HĐTD) có đầy đủ những đặc điểm vốn có của một hợp đồng dân sự nói chung. Tuy nhiên, với bản chất đặc thù của HĐTD, nên nó mang một số đặc trưng riêng biệt có thể khái quát chung mà trong thực tiễn giải quyết các vụ án này chúng tôi xin lưu ý như sau:
  3. Phân biệt loại tranh chấp dân sự hay kinh doanh thương mại, do chủ thể một bên tham gia HĐTD luôn luôn là Ngân hàng hoặc các Tổ chức tài chính được phép kinh doanh tiền tệ (sau đây gọi chung là Tổ chức tín dụng và viết tắt là TCTD) và bên kia có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Do đó, phải có sự phân biệt về thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi thụ lý vụ án về kinh doanh thương mại hay vụ án dân sự. Sự phân biệt về thẩm quyền ở đây là về chủ thể và mục đích vay vốn. Nếu chủ thể vay vốn là cá nhân có đăng ký kinh doanh hoặc tổ chức có đăng ký kinh doanh và mục đích vay vốn để kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận thì Tòa án thụ lý vụ án kinh doanh thương mại. Đối với những trường hợp cá nhân không có đăng ký kinh doanh và mục đích vay vốn không có mục đích lợi nhuận thì Tòa án thụ lý vụ án dân sự. Về luật áp dụng đối với các tranh chấp HĐTD là như nhau. Tuy nhiên, trước đây TAND thành phố Hà Nội và VKSND tối cao có hai ý kiến khác nhau về việc giải quyết loại án này liên quan đến lãi suất khi giải quyết vụ tranh chấp dân sự về HĐTD.

Quan điểm thứ nhất cho rằng trong vụ án dân sự về tranh chấp HĐTD do không có mục đích kinh doanh nên khi chuyển nợ quá hạn thì tính lãi suất cơ bản theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, chúng tôi cho rằng đây là quan điểm không chính xác.

Quan điểm thứ hai cũng là quan điểm của tác giả thì Ngân hàng là đơn vị kinh doanh tiền tệ nên các chủ thể khi tham gia vào quan hệ HĐTD đều như nhau, nên phải áp dụng các quy định của Luật các tổ chức tín dụng (sau đây viết tắt là LCTCTD) vào giải quyết vụ tranh chấp và lãi suất phải tuân theo sự thỏa thuận của các bên tham gia HĐTD. Ngày 24/2/2017, TAND thành phố Hà Nội đã có Công văn xin ý kiến TAND tối cao hướng dẫn về vấn đề này, nhưng hướng dẫn của TAND tối cao rất khó hiểu nên chúng tôi cũng không hiểu các Thẩm phán Tòa dân sự áp dụng vấn đề này như thế nào.

Thẩm quyền thụ lý và giải quyết các tranh chấp HĐTD theo thủ tục sơ thẩm thuộc thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trừ những trường hợp trong vụ án có yếu tố nước ngoài hoặc những vụ án phức tạp mà TAND cấp tỉnh lấy lên xét xử sơ thẩm.

….

Bài viết chi tiết tại: CHẤP DÂN SỰ KHÁC TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG TẠI TAND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

SOURCE: HỘI THẢO “THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LIẾN QUAN ĐẾN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN”, TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO – HIỆP HỘI NGÂN HÀNG VIỆT NAM, NGÀY 04/10/2019. HỘI AN, QUẢNG NAM

Nguồn: thongtinphapluatdansu.edu.vn

Bài viết liên quan