Feel free to go with the truth

Trang chủ / Doanh nghiệp / CẦN LÀM GÌ ĐỂ THUÊ KHO HÀNG KHÔNG CÙNG NƠI ĐÓNG TRỤ SỞ CÔNG TY?

CẦN LÀM GÌ ĐỂ THUÊ KHO HÀNG KHÔNG CÙNG NƠI ĐÓNG TRỤ SỞ CÔNG TY?

Tình huống pháp lý: Cần làm gì để thuê kho hàng không cùng nơi đóng trụ sở Công ty?

Công ty của tôi đang kinh doanh sản phẩm nội thất, có trụ sở chính trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Vì trong quá trình hoạt động kinh doanh có phát sinh thêm nhiều hàng hóa cần luân chuyển và cung cấp hàng hóa trên các tỉnh thành khác thì tôi đã thuê thêm một kho hàng đặt tại Nghệ An. Tại kho hàng có tiến hành hoạt động xuất hàng, nhập hành thường xuyên, nhưng việc hoạch toán doanh thu, chi phí thì được tính cho trụ sở chính đặt trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Vậy việc thuê kho hàng tại Nghệ An có phải thông qua cơ quan chức năng nào hay không? Nếu có thì thủ tục được thực hiện như thế nào? Mong sớm nhận được hồi âm của Quý Công ty!

Trả lời:

 [1]. Trường hợp thuê kho hàng có thực hiện thêm hoạt động bán hàng kinh doanh

Theo quy định của pháp luật tại Khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 có nêu “16. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.

Do đó, khi thuê kho chứa hàng và có hoạt động kinh doanh thì điều này được xem là Công ty đã triển khai hoạt động kinh doanh tại địa chỉ mới. Trong trường hợp này Quý Khách phải làm thủ tục đăng ký lập địa điểm kinh doanh.

Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh được quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp và được sửa đổi tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 108/2018/NĐ-CP của Chính phủ  sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp được thực hiện như sau:

“2. Thông báo lập địa điểm kinh doanh:

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:

  1. a) Mã số doanh nghiệp;
  2. b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);
  3. c) Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
  4. d) Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;

đ) Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;

  1. e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
  2. Khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để yêu cầu mã số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.
  3. Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở gửi thông tin đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  4. Việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó.

Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày chính thức mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Kèm theo thông báo phải có bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc giấy tờ tương đương để bổ sung thông tin về chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.”

[2]. Trường hợp doanh nghiệp thuê kho hàng ở tỉnh/địa phương khác mà chỉ nhằm lưu giữ hàng hóa kê khai và nộp thuế.

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 95/2016/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế có quy định:

“2. Sử dụng mã số thuế

Người nộp thuế phải sử dụng mã số thuế được cấp theo quy định tại Điều 28 Luật quản lý thuế. Cụ thể:

  1. a) Người nộp thuế sử dụng mã số thuế để thực hiện khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và thực hiện các thủ tục về thuế khác đối với tất cả các nghĩa vụ phải nộp ngân sách nhà nước, kể cả trường hợp người nộp thuế hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều địa bàn khác nhau.
  2. b) Doanh nghiệp, tổ chức đã được cấp mã số thuế nếu phát sinh các hoạt động sản xuất kinh doanh mới hoặc mở rộng kinh doanh sang địa bàn tỉnh, thành phố khác nhưng không thành lập chi nhánh hoặc đơn vị trực thuộc hoặc có cơ sở sản xuất trực thuộc (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) trên địa bàn khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, thuộc đối tượng được hạch toán Khoản thu của ngân sách nhà nước theo quy định của Luật quản lý thuế, thì được sử dụng mã số thuế đã cấp để khai thuế, nộp thuế với cơ quan thuế tại địa bàn nơi phát sinh hoạt động kinh doanh mới hoặc mở rộng kinh doanh.”

Mặc khác, theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 thì:

“đ) Trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh mà giá trị công trình xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh bao gồm cả thuế GTGT từ 1 tỷ đồng trở lên, và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính (sau đây gọi là kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh) thì người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý tại địa phương có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh.

Căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn quản lý, giao Cục trưởng Cục Thuế địa phương quyết định về nơi kê khai thuế đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh.”

Như vậy, đối với trường hợp này nếu công ty của Quý khách thuê kho hàng nhằm để lưu giữ hàng hóa thì doanh nghiệp vẫn phải tiến hành kê khai hàng hóa và nộp thuế với cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đó có kho hàng.

Theo Đinh Thị Thông – Công ty Luật FDVN 

………………..

Luật sư tại Đà Nẵng

99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế: 

336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại Quảng Ngãi:

359 đường Nguyễn Du, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Luật sư tại Hà Nội:

45C Trần Quốc Toản, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Website: www.fdvn.vn    www.fdvnlawfirm.vn  www.diendanngheluat.vn  www.tuvanphapluatdanang.com

Email: fdvnlawfirm@gmail.com    luatsulecao@gmail.com

Điện thoại: 0935 643 666    –  0906 499 446

Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Legal Service For Expat:  https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/

TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/

DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/

 

 

Bài viết liên quan