Tình huống pháp lý: Cách khai lý lịch tư pháp để làm hồ sơ định cư đi Mỹ?
Tôi làm hồ sơ bảo lãnh vợ tôi và 2 con nhỏ định cư đi Mỹ và sẽ phải khai lý lịch tư pháp số 2 để nộp làm hồ sơ. Đồng thời phải nộp lý lịch tư pháp của quốc gia mà vợ tôi đã sinh sống trên 1 năm. Vợ tôi có đi Cannada trên 1 năm và phạm tội bên đó. Câu hỏi của tôi là:
– Trên phiếu lý lịch tư pháp số 2 của vợ tôi có ghi đã phạm tội bên Cannada không?
– Nếu vợ tôi có đi Cannada mà không khai thì cơ quan chức năng có biết được không?
Mong quý Công ty giải đáp. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
[1] Hồ sơ xin bảo lãnh định cư sang Mỹ, gồm có: – (Theo Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam)
– Hình xin thị thực;
– Chứng minh nhân dân: bản chính và bản sao;
– Hộ chiếu: Bản chính và bản sao. Hộ chiếu phải còn hiệu lực ít nhất 60 ngày tính từ ngày thị thực Hoa Kỳ hết hạn. Mỗi đương đơn đều phải nộp hai bản sao trang thông tin hộ chiếu riêng, kể cả trẻ em đi chung hộ chiếu với cha mẹ. Hộ chiếu thường có giá trị trong mười năm (trừ hộ chiếu trẻ em dưới 14 tuổi có giá trị trong năm năm);
– Hộ khẩu: bản chính và bản sao;
– Giấy khai sinh: Bản chính và bản sao giấy khai sinh của người bảo lãnh, của mỗi đương đơn có tên trên hồ sơ, và của tất cả các con của đương đơn chính (ngay cả khi người con đó không đi cùng);
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (không yêu cầu nếu chưa bao giờ kết hôn): Giấy đăng ký kết hôn nếu đương đơn đã kết hôn (bản chính và bản sao);
– Bản chính Phiếu Lý Lịch Tư Pháp số 2: Lý lịch tư pháp số 2 được cấp trong vòng một năm bởi Sở Tư Pháp tỉnh/ thành phố nơi đương đơn đang sinh sống hoặc nơi đương đơn cư trú hợp pháp theo Hộ khẩu, được yêu cầu đối với mỗi đương đơn từ 16 trở lên;
Lưu ý: Đối với hồ sơ nhà tù và hồ sơ tòa án về nguyên tắc có thể được lấy từ thành phố hoặc tòa án tỉnh đã kết án đối tượng và có thể được lấy từ Giám đốc nhà tù nơi đối tượng bị giam giữ.
– Bản chính Lý lịch Tư pháp nước ngoài (nếu có):
Nộp bản chính lý lịch tư pháp được cấp bởi tất cả các quốc gia nơi đương đơn đã cư trú ít nhất một năm kể từ khi đủ 16 tuổi;
– Hồ sơ tiền án tiền sự (nếu có): Bản chính và bản sao. Các đương đơn từng bị kết án phải nộp bản sao có công chứng của mỗi án tích và bất kỳ án tù nào, cho dù sau đó đương đơn được hưởng những ân xá hay bất kỳ hình thức khoan hồng nào khác. Các án tích cần bao gồm đầy đủ thông tin về các tình tiết liên quan đến việc phạm tội của đương đơn và phán quyết của toà, bao gồm bản án, hình phạt hay các hình thức phạt tiền mà người bị kết án buộc phải thi hành;
– Hồ sơ quân đội (nếu có): Bản sao. Các đương đơn đã từng phục vụ trong quân đội ở bất kỳ quốc gia nào đều phải nộp 1 bản sao hồ sơ quân đội của mình;
– Kết quả kiểm tra sức khỏe;
– Hồ sơ bảo trợ tài chính;
– Bằng chứng về mối quan hệ: Đương đơn cần chuẩn bị toàn bộ bằng chứng để chứng minh mối quan hệ của đương đơn với người bảo lãnh và với các thành viên phụ thuộc trong gia đình đi cùng (nếu có);
* Diện bảo lãnh vợ-chồng: Vui lòng đề tên, ghi rõ từng mục theo trình tự thời gian và phân thành hai nhóm: trước và sau khi kết hôn. Bằng chứng có thể bao gồm nhưng không giới hạn các hình ảnh, thư từ, hoá đơn điện thoại và những bằng chứng có liên quan khác để chứng minh với viên chức lãnh sự về mối quan hệ thực sự của đương đơn với người bảo lãnh. Xin lưu ý là đương đơn phải lấy hình ảnh ra khỏi album và chỉ mang theo những hình ảnh rời.
[2] Phiếu lý lịch tư pháp số 2 theo pháp luật Việt Nam
- Đối tượng được cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2:“ Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.”
- Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2
Theo quy định tại điều 43 Luật Lý lịch tư pháp 2009, Khoản 2 Điều 14 Thông tư 13/2011/TT-BTP và khoản 11 Điều 1 Thông tư 16/2013/TT-BTP thì Phiếu lý lịch tư pháp số 2 có có nội dung như sau:
“1. Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Tình trạng án tích:
- a) Đối với người không bị kết án thì ghi là “Không có án tích”; trường hợp người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì ghi “Không có án tích trong thời gian cư trú tại Việt Nam”. Các ô, cột trong mục này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.
- b) Đối với người đã bị kết án thì chỉ ghi nội dung án tích vào các ô, mục tương ứng trong Phiếu lý lịch tư pháp và ghi đầy đủ án tích đã được xóa, thời điểm được xóa án tích, án tích chưa được xóa.
Án tích nào không có các nội dung tại các mục Hình phạt bổ sung, Nghĩa vụ dân sự, án phí thì ghi dấu “//” vào các mục đó.
Trường hợp người bị kết án có nhiều án tích thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian bị kết án.
Trường hợp người bị kết án được xét xử theo thủ tục phúc thẩm thì án tích đó được cập nhật vào Phiếu lý lịch tư pháp số 2, cụ thể như sau:
Nội dung cập nhật vào mục “Bản án số…ngày…tháng…năm…của Tòa án…” được cập nhật theo thông tin của bản án hình sự phúc thẩm.
Trường hợp bản án hình sự phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm thì cập nhật nội dung của bản án hình sự sơ thẩm vào Phiếu lý lịch tư pháp, đồng thời cập nhật vào mục ghi chú là “giữ nguyên bản án sơ thẩm số… ngày…tháng…năm của Tòa án…” .
Trường hợp bản án hình sự phúc thẩm sửa các nội dung về tội danh, điều khoản của Bộ luật Hình sự được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự, án phí của bản án hình sự sơ thẩm thì cập nhật nội dung đã được sửa theo bản án phúc thẩm vào Phiếu lý lịch tư pháp, đồng thời cập nhật vào mục ghi chú là “sửa bản án sơ thẩm số… ngày…tháng…năm của Tòa án…”.
Trường hợp bản án hình sự phúc thẩm chỉ sửa một trong các nội dung về tội danh, điều khoản của Bộ luật Hình sự được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự, án phí của bản án hình sự sơ thẩm thì cập nhật nội dung đã được sửa theo bản án hình sự phúc thẩm và nội dung được giữ nguyên của bản án hình sự sơ thẩm vào Phiếu lý lịch tư pháp, đồng thời cập nhật vào mục ghi chú những nội dung nào được sửa theo bản án hình sự phúc thẩm;
- c. Nội dung về “Tình trạng thi hành án” ghi theo nội dung được cập nhật trong Lý lịch tư pháp của người đó tại thời điểm yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Ví dụ: Tại thời điểm yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, trong Lý lịch tư pháp của Nguyễn Văn A được cập nhật đến mục “Quyết định hoãn chấp hành án phạt tù” thì Phiếu lý lịch tư pháp số 2 của Nguyễn Văn A trong mục “Tình trạng thi hành án” ghi là: Hoãn chấp hành án phạt tù theo Quyết định số…, ngày…tháng…năm… của Tòa án nhân dân….
Trường hợp người bị kết án đã được xóa án tích thì mục “Tình trạng thi hành án” ghi rõ: “Đã chấp hành xong bản án”.
- d) Cách ghi mục “Xóa án tích”: Đối với những án tích đã được xóa thì ghi là “Đã được xóa án tích ngày tháng năm”. Đối với những án tích chưa được xóa thì ghi là “Chưa được xóa án tích”.
[3]. Về Lý lịch tư pháp ở nước ngoài
Lý lịch tư pháp ở nước ngoài phải được phải có trong hồ sơ đối với các trường hợp đã cư trú ở các quốc gia khác ít nhất 01 năm kể từ khi đủ 16 tuổi. Trường hợp này người vợ đã cư trú tại Canada trên 01 năm do vậy cần phải thực hiện Lý lịch tư pháp tại Canada. Hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh giữa các quốc gia đều có hệ thống, đều được ghi nhận, quản lý và theo dõi do vậy sẽ không có việc có thể che giấu được thông tin trước đó đã từng cư trú tại Canada trên 01 năm. Đồng thời việc nhập cảnh vào các nước đều được thể hiện trên Visa (Thị thực nhập cảnh) được cấp ngay vào hộ chiếu hoặc thành tờ rời kèm theo hộ chiếu trong các trường hợp như:
– Hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực mà chưa kịp đổi hộ chiếu mới;
– Hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao, lãnh sự với Việt Nam;
– Vì lý do an ninh hoặc vì lý do ngoại giao.
Vì vậy, người vợ không thể che giấu việc đã từng có án tích tại Cannada. Tùy vào từng tội danh mà việc xin bảo lãnh định cư khó hay dễ. Nhưng bạn có thể làm đơn xin khoan hồng để xin sự khoan hồng từ chính phủ Hoa Kỳ. Đơn xin khoan hồng thường mất thời gian 6-12 tháng mới nhận được kết quả từ USCIS (Cơ quan nhập tịch và di trú Hoa Kỳ).
………………..
99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Luật sư tại Quảng Ngãi:
359 đường Nguyễn Du, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
Website: www.fdvn.vn www.fdvnlawfirm.vn www.diendanngheluat.vn www.tuvanphapluatdanang.com
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0935 643 666 – 0906 499 446
Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/
Legal Service For Expat: https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/
TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/
DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/