Feel free to go with the truth

Trang chủ / Tư vấn pháp luật / Các vấn đề về cấp dưỡng khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng chết?

Các vấn đề về cấp dưỡng khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng chết?

B phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do ông B để lại trong phạm vi di sản thừa kế theo thứ tự thanh toán nêu trên; nghĩa là sau khi trả các chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng thì phải trả tiền cấp dưỡng còn thiếu do ông B để lại. Chính vì vậy, những người thừa kế của ông B phải trả tiền cấp dưỡng còn thiếu của ông B để lại, tiền cấp dưỡng còn thiếu được xác định kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng (tháng 2/2015) đến thời điểm chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng – ngày ông B chết (tháng 2/2017).

Thứ ba. Cháu M có được hưởng di sản thừa kế của ông B để lại không?

Nếu di chúc của ông B là hợp pháp thì việc phân chia di sản của ông B được thực hiện theo di chúc ông B để lại. Tuy nhiên, vì cháu M tại thời điểm ông B chết chưa đủ tuổi thành niên nên được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động”.

Như vậy, trong trường hợp này, cháu M là con của ông B chưa thành niên và không từ chối nhận di sản thừa kế thì vẫn được hưởng di sản thừa kế do ông B để lại bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn của FDVN liên quan đến yêu cầu tư vấn của Qúy Khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của FDVN sẽ hữu ích cho Qúy Khách.

Theo CVPL: Nguyễn Công Tín

Công ty Luật FDVN

Bài viết liên quan