Feel free to go with the truth

Trang chủ / Doanh nghiệp / Các hình thức đầu tư và thủ tục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài

Các hình thức đầu tư và thủ tục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài

Các hình thức đầu tư và thủ tục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài

  1. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ THỦ TỤC ĐẦU TƯ:
  2. Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế:
  3. TRƯỜNG HỢP THỨ NHẤT:

[1]. Áp dụng đối với Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thuộc một trong các trường hợp sau:

– Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;

– Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2014 tăng từ dưới 51% lên 51% trở lên;

– Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2014 đang từ 51% trở lên tăng lên mức cao hơn.

[Dẫn chiếu điểm a, b và c Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2014:

  1. Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
  2. Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
  3. Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên]

[2]. Nhà đầu tư nước ngoài thuộc trường hợp thứ nhất này cần phải tiến hành theo trình tự các thủ tục như sau:

2.1. Thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.

  1. Các tài liệu cần cung cấp

 

 

STT

Tên tài liệu

 

Số bản

 

Ghi chú

 

1.

 

Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;

 

03

 

 
2. Hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; 03 Bản sao được hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại  sứ  quán  Việt  Nam  ở  nước ngoài hoặc  được  chứng  thực  tại  Việt  Nam trong vòng 06 tháng trước khi nộp hồ sơ.

 

3. Giấy phép kinh doanh của Nhà đầu tư là tổ chức kinh tế. 03

 

Được  hợp  pháp  hóa  lãnh  sự  tại  nước ngoài trong vòng 06 tháng trước khi nộp hồ sơ

 

  1. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
  2. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp được góp vốn, mua cổ phần đóng trụ sở.
  3. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo việc đáp ứng/không đáp ứng điều kiện đầu tư đối với trường hợp góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.

* Ngoài ra nhà đầu tư nước ngoài còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Cần có tài khoản vốn đầu tư mở tại ngân hàng thương mại Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia, chuyển tiền ra nước ngoài và các hoạt động khác liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thông qua tài khoản này;

– Có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác chứng minh tư cách pháp lý, có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại nơi tổ chức đó đã đăng ký;

– Các điều kiện khác quy định trong điều lệ của doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn, mua cổ phần và bảo đảm không trái với quy định của pháp luật.

– Nhà đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của các tài liệu cung cấp.

2.2. Thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ, thay đổi tỷ lệ vốn góp

Sau khi thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài nếu kết quả thực hiện là “Nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện kiện đầu tư đối với trường hợp góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài“ thì tiến hành đăng ký thay đổi vốn điều lệ, thay đổi ty lệ vốn góp như sau:

  1. Các tài liệu cần cung cấp
STT

Tên tài liệu

 

Số bản

 

Ghi chú

 

1.

 

Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

 

03

 

 
2. Quyết định của Hội đồng  thành viên góp vốn/đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi vốn điều lệ 03  
3. Biên bản họp về việc thay đổi vốn điều lệ 03  
4. Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập 03  
5. Hợp đồng chuyển nhượng, giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng phần vốn góp 02  
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh . 03 Bản sao được chứng thực tại Việt Nam trong vòng 06 tháng trước khi nộp hồ sơ
7. Thông báo thay đổi cổ đông sáng lập ( do người đại diện theo pháp luật ký) 03 Áp dụng trong trường hợp việc mua cổ phần làm thay đổi cổ công sáng lập trong công ty cổ phần
8. Quyết định bằng văn bản về việc thay đổi cổ đông sáng lập của Đại hội đồng cổ đông (do Chủ tịch hội đồng quản trị  ký). Quyết định phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty 03
9. Bản sao biên bản họp về việc thay đổi cổ đông sáng lập của Đại hội đồng cổ đông (có chữ ký của chủ tọa và thư ký cuộc họp hoặc chữ ký của các cổ đông dự họp). Biên bản phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty 03
10. Danh sách các cổ đông sáng lập khi đã thay đổi 03
   
11. Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức 03  
12. Điều lệ doanh nghiệp Việt Nam 03 Bản sao được chứng thực tại Việt Nam trong vòng 06 tháng trước khi nộp hồ sơ
  1. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
  2. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  3. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ
  4. TRƯỜNG HỢP THỨ HAI:

Được áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài không thuộc một trong các trường hợp tại mục I nói trên thì nhà đầu tư nước ngoài không cần thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài mà sẽ thực hiện các thủ tục tại Mục 2.2 của Trường hợp thứ nhất  về việc đăng ký thay đổi vốn điều lệ, thay đổi tỷ lệ vốn góp.

 

 

  1. Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP (đối tác công tư):

Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.

Các lĩnh vực đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP:

  • Giao thông vận tải;
  • Nhà máy điện, đường dây tải điện;
  • Hệ thống chiếu sáng công cộng; hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải; công viên; nhà, sân bãi để ô tô, xe, máy móc, thiết bị; nghĩa trang;
  • Trụ sở cơ quan nhà nước; nhà ở công vụ; nhà ở xã hội; nhà ở tái định cư;
  • Y tế; giáo dục, đào tạo, dạy nghề; văn hóa; thể thao; du lịch; khoa học và công nghệ, khí tượng thủy văn; ứng dụng công nghệ thông tin;
  • Hạ tầng thương mại; hạ tầng khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung; hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao; cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
  • Nông nghiệp và phát triển nông thôn; dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
  • Các lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều kiện đề xuất dự án PPP:

Ngoại trừ các dự án do Bộ, ngành, Cơ quan cấp tỉnh lập, nhà đầu tư có thể đề xuất dự án PPP với các điều kiện sau đây:

  • Phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Phù hợp với lĩnh vực đầu tư như đã nêu ở mục trên;
  • Không trùng lặp với các dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư;
  • Có khả năng thu hồi vốn cho nhà đầu tư;

Phù hợp với khả năng cân đối Phần Nhà nước tham

……………………………………………………………………………………………………………………………

Luật sư tại Đà Nẵng: 

99 Nguyễn Hữu Thọ, Quân Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế: 

336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại Phú Quốc:

65 Hùng Vương, thị trấn Dương Đông, huyện đảo Phú Quốc.

Website: www.fdvn.vn    www.tuvanphapluatdanang.com

Email: fdvnlawfirm@gmail.com    luatsulecao@gmail.com

Điện thoại: 0935 643 666    –  0906 499 446

Fanpage: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Bài viết liên quan

Hỗ trợ online