Feel free to go with the truth

Trang chủ / Dân sự / Bị thiệt hại do bão, lụt có được Nhà nước hỗ trợ?

Bị thiệt hại do bão, lụt có được Nhà nước hỗ trợ?

Hỏi: Thời gian gần đây các địa phương ở miền Trung gặp liên tiếp những trận bão, lụt gây thiệt hại về người và của cho người dân. Đối với những người dân nghèo, thiệt hại do thiên tai gây ra làm kiệt quệ đời sống, khó có thể khắc phục được cuộc sống bình thường trong ngày một ngày hai. Ngoài tấm lòng hảo tâm của đồng bảo cả nước tình nguyện hỗ trợ thì Nhà nước có chính sách hồ trợ cụ thể gì cho bà con miền Trung không? Phan Thùy Nhiên (Quảng Trạch, Quảng Bình)

Trả lời: Hiện nay, theo quy định của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão; Nghị định số 67/2007/NĐ-CP và được hướng dẫn tại Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH thì Nhà nước có chính sách trợ cấp với mức thấp nhất đối với các trường hợp gặp thiệt hại về người và của do lụt, bão cụ thể như sau: Đối với hộ gia đình có người chết, mất tích: 3.000.000 đồng/người; có người bị thương nặng: 1.000.000 đồng/người; có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng: 5.000.000 đồng/hộ; phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét: 5.000.000 đồng/1hộ; Đối với cá nhân thì trợ giúp cứu đói: 15 kg gạo/người/tháng; trong thời gian từ 1 đến 3 tháng; người gặp rủi ro ngoài vùng cư trứ bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc: 1.000.000 đồng/người; người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú: 10.000 đồng/người/ngày nhưng không quá 30 ngày. Trường hợp đặc biệt cần phải kéo dài thì thời gian được hưởng trợ cấp tối đa không quá 3 tháng và mức trợ cấp bằng mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng tại cơ sở bảo trợ xã hội. Đối với người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết, gia đình không biết để mai táng được UBND xã/phường, bệnh viện, cơ quan, đơn vị tổ chức mai táng thì các cơ quan, đơn vị đứng ra mai táng được hỗ trợ kinh phí mai táng thấp nhất là 2.000.000 đồng.

Trưởng thôn, tổ dân phố phải lập danh sách đối tượng trợ cấp đột xuất theo các nhóm đối tượng quy định nêu trên kèm theo biên bản họp thôn (nếu có) gửi UBND xã/phường; Chủ tịch UBND xã/phường triệu tập họp khẩn cấp Hội đồng xét duyệt thống nhất danh sách đối tượng cứu trợ đột xuất đề nghị cấp huyện hỗ trợ. Nếu cấp xã có nguồn cứu trợ dự phòng thì Chủ tịch UBND xã/phường quyết định cứu trợ ngay những trường hợp cấp thiết. Sau khi được quận/huyện hỗ trợ, xã/phường tổ chức cứu trợ cho đối tượng và thực hiện việc công khai theo quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách nhà nước đối với cá nhân, dân cư; Trường hợp quận/huyện không đủ kinh phí cứu trợ, Chủ tịch UBND quận/huyện phải có văn bản đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ. Mặt khác, Nhà nước cũng khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài tự nguyện giúp đỡ đồng bào gặp thiên tai như bão, lũ lụt …

Luật sư LÊ CAO

Bài viết liên quan