Tình huống pháp lý: Hiện tại tôi đang làm thư ký cho một ông chủ doanh nghiệp nước ngoài, với một mức lương khá cao, ai nhìn vào cũng ngưỡng mộ. Tuy nhiên, sếp tôi rất xấu tính, chỉ cần tâm trạng hay công việc không tốt là lại lôi tôi ra mắng chửi, thậm chí có những hành vi nhục mạ, xúc phạm tôi. Mỗi ngày đi làm tôi đều cảm thấy rất áp lực, nó trở thành nỗi ám ảnh. Tôi có đi khám thì bác sĩ cũng kết luận tôi bị mắc chứng rối loạn do stress. Vậy nếu một ngày, tôi không chịu được nữa, thì có thể nghỉ việc luôn mà không xin phép không? Khi đó tôi có được thanh toán lương hay chi trả các khoản trợ cấp khác không?
Trả lời:
Cảm ơn Qúy Khách đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật FDVN (“FDVN”). Đối với các yêu cầu tư vấn của Qúy Khách, sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, FDVN có một số trao đổi như sau:
Theo quy định điểm c Khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động 2019 có quy định người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước nếu: “Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;”;
Như vậy, căn cứ theo quy định trên trong trường hợp sếp bạn có lời nói, hành vi nhục mạ, xúc phạm bạn làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của bạn thì bạn hoàn toàn có thể nghỉ việc luôn mà không cần phải báo trước theo quy định của pháp luật lao động. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý để tránh trường hợp có tranh chấp về việc chấm dứt hợp đồng thì bạn nên thu thập chứng cứ như ghi âm, ghi hình, chuẩn đoán hay kết luận của bác sĩ liên quan đến bệnh của bạn;… để chứng minh cho việc bạn bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khoẻ.
Nếu việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là hợp pháp thì bạn sẽ được hưởng các chế độ sau:
1. Được thanh toán tiền lương:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Bộ luật lao động 2019 thì trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ những trường hợp như người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động, người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm. thì có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
2. Được hưởng trợ cấp thôi việc
Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật lao động thì ngoài việc được thanh toán tiền lương, người lao động còn được hưởng trợ cấp thôi việc do người sử dụng lao động chi trả, đối với người lao động đã làm việc thường xuyên cho doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên. Mỗi năm làm việc sẽ được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, cụ thể:
Tiền trợ cấp thôi việc |
= | 1/2 | x |
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc |
x |
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc |
Trong đó:
– Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian đã làm việc thực tế trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
– Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
3. Được hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm 2013 thì người lao động sẽ được hưởng mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng theo công thức sau:
Mức hưởng hàng tháng |
= | 60% | x |
Bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp |
Trong đó: thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được xác định theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp:
– Đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 – 36 tháng: Được hưởng 03 tháng trợ cấp;
– Sau đó, cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ thêm 12 tháng: Được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp;
– Thời gian hưởng tối đa bằng 12 tháng.
Ngoài ra, người lao động còn được người sử dụng lao động hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác (nếu có). Đồng thời, có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của mình (Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả).
Trên đây là ý kiến tư vấn của FDVN liên quan đến yêu cầu tư vấn của Qúy Khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của FDVN sẽ hữu ích cho Qúy Khách.
Theo Nguyễn Vân Anh – Công ty Luật FDVN
—————
99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
56A Điện Biên Phủ, phường Phường Đúc, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Luật sư tại TP. Hồ Chí Minh:
122 Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
Luật sư tại Hà Nội:
Tầng 5, số 11 Ngõ 183, phố Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội
Luật sư tại Nghệ An:
Số 19 đường V.I Lê Nin, Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Quốc lộ 1A, Khối 11, phường Quỳnh Xuân, Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An
Website: www.fdvn.vn www.fdvnlawfirm.vn www.diendanngheluat.vn www.tuvanphapluatdanang.com
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0906 499 446 – 0905 045 915
Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/
Legal Service For Expat: https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/
TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/
DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/
KÊNH YOUTUBE: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn
KÊNH TIKTOK: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn
KÊNH TELEGRAM FDVN: https://t.me/luatsufdvn