Feel free to go with the truth

Trang chủ / Dân sự / Bị ốm nghỉ 10 ngày thì có phải đóng BHXH hay không?

Bị ốm nghỉ 10 ngày thì có phải đóng BHXH hay không?

Tôi hiện đang làm trong Công ty tư nhân theo dạng hợp đồng không xác định thời hạn. Thời gian gần đầy tôi bị đau cột sống và sắp tới sẽ có một đợt phẫu thuật, theo chỉ định của bác sĩ và mong muốn của tôi, tôi muốn nghỉ 02 tháng để hồi phục sức khỏe. Tôi muốn hỏi Luật sư tôi có thể được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày để điều trị theo quy định của Luật lao động? Trong thời gian này tôi có phải đóng BHXH, BHYT, BHTN và BHTN hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn!

  1. Trả lời:

Cảm ơn Qúy Khách đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật FDVN (FDVN). Đối với các yêu cầu tư vấn của Qúy Khách,sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, FDVN có một số trao đổi như sau:

Vì Qúy khách là người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn nên về chế độ ốm đau được giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể:

  1. Về thời gian tối đa được hưởng chế độ ốm đau trong một năm được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hàng tuần:

– Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

– Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

Theo quy định tại Thông tư 46/2016/TT-BYT, ngày 30/12/2016 Ban hành Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, các bệnh liên quan đến cột sống như viêm cột sống dính khớp, thoái hóa cột sống, bệnh đĩa đệm cột sống cổ, đau cột sống, bệnh lý cột sống ở những bệnh đã được phân loại khác, bệnh lý cột sống không được phân loại khác, chấn thương cột sống có di chứng hoặc biến chứng được xếp vào danh mục những bệnh cần chữa trị dài ngày. Do vậy nếu Qúy Khách mắc các bệnh liên quan đến cột sống nêu trên sẽ được áp dụng thời hạn nghỉ việc do ốm đau theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

  1. a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
  2. b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Đồng thời, theo quy định tại Khoản 5 Điều 42 Quyết định số 595/QĐ-BHXH về quản lý đối tượng thu Bảo hiểm xã hội: “5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

Theo quy đinh nêu trên, nếu bạn nghỉ ốm từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì bạn và cả công ty cũng sẽ không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm thất nghiệp, tuy nhiên bạn vẫn được hưởng quyền lợi của bảo hiểm y tế.

Trên đây là ý kiến tư vấn của FDVN liên quan đến yêu cầu tư vấn của Qúy Khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của FDVN sẽ hữu ích cho Qúy Khách.

Tư vấn bởi Ngô Thị Mỹ Trâm – Công ty Luật FDVN 

Bài viết liên quan