Tình huống pháp lý:
Thưa Luật sư, vừa qua có một con Trâu đi lạc vào gia đình của tôi, sau đó tôi nhốt lại và cho nó ăn uống, được 10 ngày thì nó đẻ một trâu con, hiện nay đã 01 tháng rồi nhưng chưa có ai đến nhận lại con Trâu này. Luật sư cho tôi hỏi là trường hợp này tôi có quyền sở hữu đối với con trâu này không? Tôi nuôi như vậy nếu khi họ đến lấy lại Trâu thì tôi có được trả công hay không? Mong Luật sư trả lời cho tôi biết với ạ. Tôi cám ơn Luật sư ạ.
Trả lời: Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật FDVN (“FDVN”), sau khi tìm hiểu các quy định pháp luật, FDVN có những thông tin trao đổi sau:
- Bắt được gia xúc thất lạc phải xử lý như thế nào? Có được sở hữu luôn hay không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 231 BLDS 2015 có quy định về xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc như sau: “Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc.
Như vậy, trong trường hợp trên Qúy khách khi bắt được con Trâu đi lạc thì phải nuôi, giữ lại và sau đó báo ngay cho UBND cấp xã nơi Qúy khách hiện nay đang cư trú để thông báo công khai cho người chủ sỡ hửu biết và nhận lại.
Nếu sau 06 tháng kể từ ngày Qúy khách thông báo cho UBND xã thông báo công khai thì Qúy khách sẽ được sở hữu lẫn con Trâu đang nuôi giữ và cả Trâu con được sinh ra trong quá trình Qúy khách nuôi giữ. Tuy nhiên, trường hợp mà vùng Qúy khách có tập tục thả rông thì thời gian phải kéo dài 01 năm.
Tóm lại, để Qúy khách có quyền sở hữu đối với con Trâu mẹ và con Trâu con mà Qúy khách đang nuôi giữ thì phải đáp ứng 02 điều kiện sau:
Một là, phải đi thông báo cho UBND xã nơi Qúy khách đang cư trú để thông báo công khai.
Hai là, sau khi hết thời gian 06 tháng hoặc 01 năm ở vùng có tập quán thả rông gia xúc mà chủ sở hữu không đến nhận lại.
Nếu không đáp ứng các điều kiện trên thì Qúy khách không được sở hữu.
[2] Trường hợp người chủ sở hữu nhận lại gia xúc thì xử lý như thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 231 BLDS 2015 có quy định về xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc như sau: Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc”.
Như vậy, trường hợp sau khi thông báo trong thời hạn trên mà có người nhận lại hai con Trâu mà Qúy khách đang nuôi giữ thì có 03 vấn đề mà Qúy khách cần lưu ý:
Một là, người chủ sở hữu phải thanh toán một khoản tiền công nuôi giữ và các chi phí khác phục vụ cho việc nuôi giữ hai con Trâu (chẳng hạn thuốc men…).
Hai là, đối với những con trâu được sinh ra trong quá trình Qúy khách nuôi giữ Trân thì Qúy khách được hưởng 50% số lượng hoặc giá trị số Trâu được sinh ra. Trong trường hợp này con Trâu mà Qúy khách nuôi giữ đã sinh một con Trâu con thì đến khi chủ sở hữu nhận lại thì Qúy khách được hưởng 50% giá trị con Trâu con này.
Ba là, Qúy khách sẽ có trách nhiệm bối thường nếu cố ý làm chết con Trâu mà Qúy khách đang nuôi giữ.
Như vậy, chiếu theo quy định pháp luật thì Qúy khách sẽ trở thành chủ sở hữu của 02 con Trâu trong trường hợp đã thông báo công khai mà chủ sở hữu không đến nhận trong thời hạn luật định. Trường hợp chủ sở hữu đến nhận thì Qúy khách có quyền yêu cầu trả chi phí chăm sóc và được hưởng 50% giá trị của con Trâu con.
Trên đây là ý kiến tư vấn của FDVN liên quan đến yêu cầu tư vấn của Quý khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của FDVN sẽ hữu ích cho Quý khách.
Theo Trần Văn Hương– Công Ty Luật FDVN
———–
99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
366 Phan Chu Trinh, phường An Cựu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Luật sư tại TP. Hồ Chí Minh:
Tầng 8, Toà nhà Bluesea, số 205B Hoàng Hoa Thám, phường 6, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
Luật sư tại Hà Nội:
Tầng 5, số 11 Ngõ 183, phố Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội
Luật sư tại Nghệ An:
Quốc lộ 1A, Khối 11, phường Quỳnh Xuân, Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An
Luật sư tại Gia Lai:
Số 61 Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Website: www.fdvn.vn www.fdvnlawfirm.vn www.diendanngheluat.vn www.tuvanphapluatdanang.com
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0772 096 999
Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/
Legal Service For Expat: https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/
TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/
DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/
KÊNH YOUTUBE: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn
KÊNH TIKTOK: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn
KÊNH TELEGRAM FDVN: https://t.me/luatsufdvn