Feel free to go with the truth

Trang chủ / BIỂU MẪU VÀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT / Bản án phúc thẩm số 106/2019/HNGD-PT ngày 26 /03/2019 Tranh chấp thay đổi trực tiếp người nuôi con sau khi li hôn

Bản án phúc thẩm số 106/2019/HNGD-PT ngày 26 /03/2019 Tranh chấp thay đổi trực tiếp người nuôi con sau khi li hôn

Bản án phúc thẩm số 106/2019/HNGD-PT ngày 26 /03/2019 Tranh chấp thay đổi trực tiếp người nuôi con sau khi li hôn

Ngày 26 tháng 3 năm 2019, tại trụ sở Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng
xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 06/2019/TLPT- HNGĐ ngày 14 tháng
01 năm 2019 về tranh chấp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, theo
Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 805/2019/TLPT-HNGĐ ngày 01/3/2019 giữa
các đương sự:
– Nguyên đơn: Chị Phạm Diệu T, nơi cư trú: Số nhà 12, ngõ 5, đường T,
phường L, thành phố V, tỉnh V, có mặt.
– Bị đơn: Anh Đỗ Đại D, nơi cư trú: Lô 9 Khu đô thị A, phường A, quận D,
thành phố Hải Phòng, có mặt.
Người kháng cáo: Anh Đỗ Đại D bị đơn, có mặt
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Nguyên đơn chị Phạm Diệu T và bị đơn anh Đỗ Đại D thống nhất trình bày:
Theo Quyết định Công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự
số 27/2017/QĐST-HNGĐ ngày 27/02/2017 của Tòa án nhân dân thành phố V, tỉnh
V, với nội dung chị T và anh D thuận tình ly hôn và hai bên thỏa thuận anh D trực
tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con chung là cháu Đỗ Hồng M, sinh ngày 30/9/2009.
Chị T có trách nhiệm đóng góp tiền cấp dưỡng nuôi con chung mỗi tháng
1.000.000 đồng.
Chị T trình bày: Khi hai bên thuận tình ly hôn, anh D cam kết tạo điều kiện
cho chị T thực hiện quyền thăm nuôi con và nếu cháu M có nguyện vọng về ở với
mẹ, anh sẽ tạo mọi điều kiện để hoàn thành nguyện vọng của cháu. Sau khi ly hôn,
anh D đã hạn chế thời gian chị gặp gỡ con chung vào các dịp lễ tết và thời gian
nghỉ hè. Nay cháu M muốn về ở với mẹ, theo nguyện vọng của cháu và cam kết
trước đây nên chị T yêu cầu khởi kiện: Đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con
sau ly hôn, cụ thể giao cho chị được nuôi con chung là cháu Đỗ Hồng M, sinh ngày
30/9/2009. Về cấp dưỡng nuôi con, chị đề nghị anh D cấp dưỡng nuôi con mỗi
tháng 1.000.000đ/tháng đến khi con chung đủ 18 tuổi.
Anh D trình bày: Từ khi anh được nuôi con chung, cháu M luôn được nuôi
dưỡng, dạy dỗ, học tập trong điều kiện môi trường tốt nhất kể cả vật chất và tinh
thần, không xảy ra bất cứ điều gì ảnh hưởng đến tâm lí, sức khỏe và học tập phát
triển của cháu; anh là giảng viên trường Đại học Hải Phòng hiện nay đã kết hôn
với chị Hoàng Lan C hai bên chưa có con chung và cùng nhau bảo đảm chăm sóc
cho cháu. Mặt khác, cháu là con trai nên sẽ dễ gần gũi với bố hơn. Những ngày
nghỉ lễ tết anh đều chủ động đưa con về thăm mẹ đẻ tạo điều kiện sự gắn bó giữa
mẹ và con. Sinh hoạt và học tập của cháu hiện nay đang rất ổn định. Chị T hiện tại
chưa có nhà riêng, vẫn ở cùng bố mẹ đẻ; trong suốt quá trình nuôi con, chị T đã
không thực hiện nghĩa vụ đóng góp cấp dưỡng cho cháu theo như quyết định của
Tòa án, bản thân mẹ cháu do đặc thù công việc nên thu nhập và thời gian không
đảm bảo việc chăm sóc con chung; nguyện vọng của cháu M về việc ở với bố hay
ở với mẹ mang tính nhất thời. Nên anh không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị
T.
Tại Bản án số 26/2018/HNGĐ-ST ngày 27 tháng 11 năm 2017 của TAND
quận D đã căn cứ vào Điều 81, Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014;
Điều 28, Điều 35, Điều 39, Điều 147 Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự;.
Xử:
1. Giao cho chị Phạm Diệu T trực tiếp nuôi con chung là Đỗ Hồng M, sinh
ngày 30/9/2009 cho đến khi đủ 18 tuổi hoặc có sự thay đổi khác theo quy định của
pháp luật. Vấn đề cấp dưỡng nuôi con, hai bên tự thỏa thuận.
Không ai được cản trở việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con
chung sau ly hôn.
Bản án còn tuyên nghĩa vụ nộp án phí và quyền kháng cáo đối với các
đương sự.
Ngày 12/12/2018 anh Đỗ Đại D kháng cáo đề nghị Tòa cấp phúc thẩm
không chấp nhận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con của chị Phạm Diệu T.
3
Với lý do: Tòa cấp sơ thẩm đã vi phạm thủ tục tố tụng như trong một số buổi làm
việc với cháu M của Thẩm phán, cán bộ Ủy ban không có giám hộ, có nhiều lời lẽ
không mang tính xây dựng trẻ mà chỉ đi sâu vào việc gây áp lực cho cháu áp đặt
cháu phải ở với bố hay với mẹ; không căn cứ vào điều kiện sống hiện tại của đứa
trẻ. Hiện tại anh đang nuôi dưỡng chăm sóc con chung với hoàn cảnh sống sinh
hoạt, học tập ở môi trường tốt nhất, không vi phạm điều kiện nuôi con theo pháp
luật quy định, không cản trở con trong việc thực hiện nghĩa vụ của con với mẹ.
Việc thay đổi nuôi con làm xáo trộn cuộc sống ổn định của cháu.
Tại phiên tòa phúc thẩm:
Nguyên đơn chị Phạm Diệu T giữ nguyên yêu cầu khởi kiện.
Bị đơn anh Đỗ Đại D giữ nguyên yêu cầu kháng cáo.
Đại diện VKSND thành phố Hải Phòng phát biểu: Trong quá trình thụ lý
giải quyết vụ án, Thẩm phán, Hội đồng xét xử đã chấp hành đúng các quy định của
Bộ luật Tố tụng dân sự.
Căn cứ khoản 2 Điều 308 đề nghị Hội động xét xử chấp nhận yêu cầu kháng
cáo của anh Đỗ Đại D, sửa bản án sơ thẩm theo hướng không chấp nhận yêu cầu
khởi kiện của chị Phạm Diệu T. Tiếp tục giao con Đỗ Hồng M, sinh ngày
30/9/2009 cho anh D nuôi dưỡng việc đóng góp nuôi con các bên tự thỏa thuận
giao cho nhau, không đặt vấn đề xem xét.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
– Về thủ tục tố tụng:
[1] Đây là tranh chấp thay đổi người trực tiếp nuôi con, anh Đỗ Đại Dương
là bị đơn đang cư trú tại quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng. Theo quy định
tại khoản 3 Điều 28, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39 của Bộ luật
Tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng thụ lý
giải quyết là đúng thẩm quyền.
– Về nội dung: Xét yêu cầu kháng cáo của bị đơn anh Đỗ Đại D đề nghị
không chấp nhận yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con của chị T tiếp tục giao
con chung là cháu Đỗ Hồng M cho anh D chăm sóc nuôi dưỡng Hội đồng xét xử
phúc thẩm nhận định như sau:
[2] Chị Phạm Diệu T và anh Đỗ Đại D có một con chung là cháu Đỗ Hồng
M, sinh ngày 30/9/2009. Theo quyết định số 27/2017/QĐST-HNGĐ ngày
27/02/2017 của Tòa án nhân dân thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc công nhận
sự thỏa thuận của hai bên về việc nuôi con chung anh D trực tiếp chăm sóc nuôi
dưỡng cháu M, chị T cấp dưỡng nuôi con là 1.000.000đ/tháng.
[3] Chị T căn cứ vào việc cam kết của anh D trước đây là khi nào con chung
muốn về ở với mẹ, anh D sẽ chấp nhận theo nguyện vọng của con và nay cháu M
có nguyện vọng ở với mẹ nên chị T đề nghị được thay đổi người trực tiếp nuôi con
giao con chung là cháu Đỗ Hồng M cho chị T nuôi dưỡng. Anh D không chấp
4
nhận yêu cầu khởi kiện của chị T và đưa ra lý do nguyện vọng của cháu M mang
tính nhất thời. Cấp sơ thẩm không căn cứ vào điều kiện sống hiện tại của đứa trẻ;
anh đang nuôi con không vi phạm điều kiện nuôi con pháp luật quy định; không
cản trở con trong việc thực hiện nghĩa vụ của con với mẹ.
[4] Hội đồng xét xử xét thấy: Tài liệu trong hồ sơ thể hiện đề nghị của cháu
M ngày 08/7/2017 và tại Biên bản ngày 01/11/18 thể hiện cháu có nguyện vòng
được ở với mẹ; tại đơn đề nghị ngày 06/8/2018, ngày 15/11/1018 và Vi bằng số
72/2018/VB-TPLHP ngày 26/11/2018 nguyện vọng của cháu M muốn được ở với
bố. Song tại Biên bản làm việc ngày 13/9/2018 cháu M lại có nguyện vọng ở
chung cả với bố và với mẹ đẻ. Thủ tục lấy ý kiến của cháu M có sự tham gia của
Tòa án, cô Hiệu trưởng đại diện Nhà trường và cô giáo chủ nhiệm nơi cháu M học
tập, đại diện Phòng Lao động thương binh và xã hội quận Dương Kinh, có hình
ảnh ghi lại. Như vậy, nguyện vọng của cháu M không có sự thống nhất. Do vậy
Hội đồng xét xử phúc thẩm không nhất thiết phải đưa cháu M đến phiên Tòa phúc
thẩm, tránh việc gây áp lực đối với cháu.
[5] Đối với việc chị T khai từ khi anh D nuôi con, anh D đã hạn chế thời
gian chị gặp gỡ con chung vào các dịp lễ tết và thời gian nghỉ hè. Hội đồng xét xử
xét thấy hồ sơ trong vụ án không có tài liệu hay chứng cứ khác để cho rằng anh D
hạn chế việc thăm con chung đối với chị T. Quá trình hỏi và tranh luận tại tại phiên
tòa cho thấy giữa anh D và chị T chưa có sự thống nhất về thời gian thăm con. Để
đảm bảo sinh hoạt và học tập của cháu, chị T muốn thăm con hoặc anh D muốn
đưa con về thăm mẹ cháu, hai bên phải có sự báo trước tránh trường hợp cháu M
không gặp được mẹ hoặc thời gian cháu gặp mẹ bị hạn chế.
[6] Xét về điều kiện nuôi con chung : Anh D và chị T đều có đạo đức phẩm
chất tốt; có công việc làm thu nhập ổn định, hai bên có ông bà hỗ trợ nên đều đủ
điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con chung. Song căn cứ vào quyền
lợi về mọi mặt của con chung cần phải lựa chọn cho cháu với điều kiện tốt nhất.
Xét thấy cháu M ở với anh D từ năm 2017 cho đến nay, cuộc sống sinh hoạt của
cháu đang rất ổn định, được thể hiện: Ý kiến của bà Trịnh Thị K (bà nội cháu);
cam đoan của chị Hoàng Lan C (vợ mới của anh D), đều yêu thương và có nguyện
vọng được chăm sóc cháu M. Ý kiến của cô giáo nhận xét cháu M là học sinh
chăm ngoan, lễ phép biết yêu thương giúp đỡ bạn bè, học tập tốt, gia đình cháu
thường xuyên trao đổi quan tâm đến việc học tập và sinh hoạt của cháu và các tài
liệu khác trong hồ sơ vụ án thể hiện: Cháu M đang sống tại môi trường rất tốt,
được chăm sóc đầy đủ về vật chất và tinh thần, cháu được học tập tại trường Đinh
Tiên Hoàng đây là trường điểm của thành phố là môi trường học tập tốt, cháu được
bố và mẹ (vợ mới của anh D) chăm sóc, giáo dục, hết mực yêu thương, cháu
ngoan, sức khỏe tốt, học giỏi, bà nội lại là nhà giáo ở cạnh nhà cháu và cháu là
cháu trai anh D có kỹ năng sư phạm rất phù hợp trong việc giáo dục con chung,
tương lai cháu sẽ phát triển lành mạnh về thể chất và trí tuệ.
[7] Như vậy từ khi anh D và chị T thỏa thuận giao con chung là cháu M cho
anh D nuôi dưỡng, anh D đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình về nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chung nên không thuộc trường hợp phải thay đổi
nuôi con theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình.
Để đảm bảo sự ổn định, không nên làm xáo trộn môi trường sống, sinh hoạt, học
tập của cháu M nên Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận yêu cầu kháng cáo của
anh Đỗ Đại D, sửa bản án sơ thẩm theo hướng: Không chấp nhận yêu cầu thay đổi
người trực tiếp nuôi con của chị Phạm Diệu T. Tiếp tục giao con chung là Đỗ
Hồng M cho anh Đỗ Đại D nuôi dưỡng, việc cấp dưỡng nuôi con hai bên tự giao
cho nhau. Không bên nào được ngăn cẳn quyền thăm mom, chăm sóc, giáo dục
con chung.
– Về án phí:
[8] Án phí sơ thẩm: Do không chấp nhận yêu cầu khởi kiện nên chị T phải
nộp án phí sơ thẩm theo khoản 2 Điều 148 Bộ luật Tố tụng dân sự;
[9] Án phí phúc thẩm: Do yêu cầu kháng cáo của anh D được chấp nhận nên
anh D không phải chịu án phí phúc thẩm.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ khoản 2 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự;
Chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị đơn anh Đỗ Đại D, sửa bản án sơ thẩm
số 28/2018/HNGĐ – ST ngày 27 tháng 11 năm 2018 của Tòa án nhân dân quận
Dương Kinh, thành phố Hải Phòng;
Căn cứ khoản 3 Điều 28, Điều 35, Điều 39, Điều 147, khoản 2 Điều 148,
Điều 270 Bộ luật Tố tụng dân sự;
Áp dụng Điều 81, Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình;
Xử:
1. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị Phạm Diệu T về việc thay đổi
người trực tiếp nuôi con.
2. Anh Đỗ Đại D tiếp tục trực tiếp nuôi dưỡng con chung là Đỗ Hồng M,
sinh ngày 30 tháng 9 năm 2009 cho đến khi con đủ 18 tuổi hoặc có sự thay đổi
khác theo quy định của pháp luật. Việc cấp dưỡng nuôi con hai bên từ thỏa thuận.

………………………………………………………………………………………………………………………………………

Luật sư tại Đà Nẵng: 

99 Nguyễn Hữu Thọ, Quân Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế: 

336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại Phú Quốc:

65 Hùng Vương, thị trấn Dương Đông, huyện đảo Phú Quốc.

Website: www.fdvn.vn    www.tuvanphapluatdanang.com

Email: fdvnlawfirm@gmail.com    luatsulecao@gmail.com

Điện thoại: 0935 643 666    –  0906 499 446

Fanpage: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Bài viết liên quan