Feel free to go with the truth

Trang chủ / Tư vấn pháp luật / Ai là người phải chịu trách nhiệm khi người nước ngoài không có giấy phép lao động tại Việt Nam?

Ai là người phải chịu trách nhiệm khi người nước ngoài không có giấy phép lao động tại Việt Nam?

Trong thời gian gần đây có rất nhiều công ty sử dụng người nước ngoài để làm việc khi họ không hề có Giấy phép lao động. Vậy trách nhiệm pháp lý thuộc về doanh nghiệp sử dụng hay người nước ngoài khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện và xử lý?

Cảm ơn Qúy Khách đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật FDVN (FDVN). Đối với các yêu cầu tư vấn của Qúy Khách, sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, FDVN có một số trao đổi như sau:

[1]. Khi làm việc tại Việt Nam người lao động nước ngoài có bắt buộc phải có Giấy phép lao động hay không?

Căn cứ vào Điều 169 của Bộ luật Lao động 2012 quy định như sau:

“Điều 169. Điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

  1. Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:
  2. a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  3. b) Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;
  4. c) Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;
  5. d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật này.
  6. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác và được pháp luật Việt Nam bảo vệ.”

Như vậy, Người nước ngoài phai đáp ứng các điều kiện trên thì mới được là việc tại Việt Nam. Theo đó, một trong những điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là phải có Giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho.

Đồng thời, theo quy định nêu trên có dẫn chiếu đến các trường hợp thuộc diện không cấp phép lao động theo Điều 172 Bộ luật Lao động như sau:

1. Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.

  1. Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.
  2. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
  3. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
  4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
  5. Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư.
  6. Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  7. Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
  8. Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.”

[2]. Xử lý về hành vi vi phạm về Giấy phép lao động khi người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp mà không có Giấy phép lao động?

Theo quy định của nước ta hiện nay khi người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có Giấy phép lao động (trừ các trường hợp người nước ngoài không thuộc diện cấp phép phép theo Điều 172 Bộ Luật Lao động 2012) thì cả người nước ngoài và doanh nghiệp sử dụng người lao động nước ngoài đều bị xử phạt vi phạm hành chính.

Căn cứ theo Điều 22 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và được sửa đổi bởi Khoản 15 Điều 1 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ người lao động nước ngoài và doanh nghiệp sử dụng người lao động nước ngoài bị xử lý như sau:

Thứ nhất, đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có Giấy phép lao động.

“1. Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:

  1. a) Làm việc nhưng không có giấy phép lao động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động;
  2. b) Sử dụng giấy phép lao động đã hết hạn.”

Thứ hai, Đối với doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có Giấy phép lao động

“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo tình hình sử dụng lao động là người nước ngoài cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động hoặc báo cáo nhưng chưa đảm bảo những nội dung, thời hạn theo quy định của pháp luật.

  1. Phạt tiền người sử dụng lao động sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn theo một trong các mức sau đây:
  2. a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
  3. b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 20 người;
  4. c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 21 người trở lên.
  5. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.”

Trên đây là ý kiến tư vấn của FDVN liên quan đến yêu cầu tư vấn của Qúy Khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của FDVN sẽ hữu ích cho Qúy Khách

Đinh Thị Thông – FDVNLawfirm

……………………………………………………………………………………………………
Luật sư tại Đà Nẵng: 

99 Nguyễn Hữu Thọ, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế: 

336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại Phú Quốc:

65 Hùng Vương, thị trấn Dương Đông, huyện đảo Phú Quốc

Luật sư tại Quảng Ngãi

359 Nguyễn Du, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Website: www.fdvn.vn    www.tuvanphapluatdanang.com

Email: fdvnlawfirm@gmail.com

Điện thoại: 0935 643 666    –  0906 499 446

Fanpage: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Bài viết liên quan