Về cơ bản, CPTPP giữ nguyên các nội dung cốt lõi của TPP “cũ” với hy vọng chờ sự quay lại của Mỹ. Tuy nhiên, trong số 8.000 trang tài liệu của CPTPP được thông qua, có hơn 20 điều khoản đã bị tạm hoãn hoặc sửa đổi so với thỏa thuận TPP trước đây. Những sự thay đổi đó bao gồm:
“Đây là hiệp định rất toàn diện, bao gồm nhiều lĩnh vực không chỉ về thương mại mà còn đầu tư, sở hữu trí tuệ và nhiều vấn đề, nguyên tắc khác. Về bản chất là cao hơn, tiến bộ hơn so với các hiệp định đã được ký kết trước đây”, Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết.
Mặc dù Mỹ rời khỏi nhưng quy mô của CPTPP vẫn khá lớn và bao hàm một số thị trường quan trọng với Việt Nam như Nhật Bản, Úc, Canada, Mexico … trong khi gánh nặng thực thi các điều khoản đã giảm đáng kể so với trước.
Do đó, Việt Nam vẫn sẽ tìm được những nguồn lợi ích tương đối lớn khi tham gia Hiệp định này. Hơn nữa, hầu hết các quốc gia tham gia đàm phán đều kỳ vọng sự quay lại của Mỹ trong tương lai, nên CPTPP sẽ là bước đầu để thúc đẩy liên kết và hợp tác trong khu vực.
Sự kiện CPTPP chuẩn bị được ký kết và các nỗ lực gần đây của Trung Quốc đã tạo những áp lực nhất định đối với Hoa Kỳ, buộc nước này phải bày tỏ thông điệp muốn thương lượng lại về TPP với nhóm 5 nước là Brunei, Malaysia, New Zealand, Nhật Bản và Việt Nam.
Hiện tại, Trung Quốc đang đóng vai trò đầu tầu trong quá trình nhất thể hóa kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ở các Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Trung Quốc – ASEAN hay Hiệp định thương mại tự do Trung – Nhật – Hàn…
Sự thay đổi này đã tạo điều kiện thuận lợi để CPTPP có thể dễ dàng được thực hiện trong bối cảnh hiện nay. Ngoài ra, Hiệp định mới còn bổ sung các quy định về quy trình rút lui, gia nhập, rà soát lại CPTPP trong tương lai, tạo tính linh hoạt của Hiệp định và có thể sẵn sàng cho những đợt kết nạp thành viên mới. 2
CPTPP có khoảng 20 nội dung bị tạm hoãn so với TPP cũ, chủ yếu là các cam kết cứng rắn về sở hữu trí tuệ mà Mỹ là quốc gia đề xuất trước đây. Cụ thể, có 11/20 điều khoản liên quan đến sở hữu trí tuệ, bảo vệ chặt chẽ quyền lợi của người sở hữu sáng chế. CPTPP sẽ hoãn việc yêu cầu các nước thành viên thay đổi luật và thông lệ của mình để bảo vệ các dược phẩm mới, bao gồm cả chế phẩm sinh học, không bị cạnh tranh bởi các thuốc gốc (generic drug).
CPTPP cũng đình chỉ quy định về gia hạn thời hạn bản quyền trong những trường hợp do sự chậm trễ cuả cơ quan cấp bằng hoặc những trì hoãn bất hợp lý trong việc cấp bản quyền, cũng như cấp phép nhập khẩu một loại dược phẩm nào đó vào các nước thành viên. Ngoài ra, các nước thành viên của Hiệp định mới sẽ không cần phải gia hạn thời gian bảo hộ bản quyền từ 50 lên 70 năm …
Các điều khoản còn lại bị hoãn thuộc lĩnh vực đầu tư. Đối với cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ và nhà đầu tư (ISDS), CPTPP đã thu hẹp phạm vi cho phép nhà đầu tư nước ngoài sử dụng cơ chế này để kiện Chính phủ nước thành viên sở tại (nước tiếp nhận đầu tư).
Theo đó, các công ty tư nhân có hợp đồng đầu tư với Chính phủ sẽ không được phép sử dụng cơ chế ISDS nếu xảy ra tranh chấp về hợp đồng giữa hai bên. Các công ty trong nước cũng không được sử dụng cơ chế ISDS để kiện Chính phủ nước đó nhưng có thể sử dụng để khởi kiện Chính phủ một nước thành viên khác trong khối.
Ngoài ra, về việc thành lập Ban trọng tài của ISDS, CPTPP quy định Ban trọng tài có ba thành viên bao gồm một đại diện do Chính phủ cử ra, một đại diện do nguyên đơn lựa chọn và một trọng tài chủ tọa cùng do Chính phủ và nguyên đơn thống nhất lựa chọn.
Như vậy, với một số điều chỉnh trong quy chế cùng sự nỗ lực của 11 nước tham gia đàm phán, TPP đã được “cứu”. Những phân tích đã chỉ ra rằng, CPTPP là một hiệp định tương đối toàn diện, tiến bộ, tính tiêu chuẩn cao nhưng lại rất mở. Hiện nay, công tác hoàn tất các thủ tục đang được gấp rút thực hiện cho buổi ký kết Hiệp định vào thứ Năm (8/3/2018) tới.