32 TRƯỜNG HỢP PHẢI ỦY QUYỀN BẰNG VĂN BẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Trường hợp 1: Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. (Điều 101 Bộ luật dân sự 2015)
Trường hợp 2: Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý. ((Khoản 2 Điều 96 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
Trường hợp 3: Điều tra vụ tai nạn lao động:
Việc ủy quyền của người lao động cho người đại diện tham gia thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở phải được lập thành văn bản. (Khoản 1 Điều 35 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015)
Trường hợp 4: Người bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động thì được hưởng chế độ tai nạn lao động. (Khoản 1 Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015)
Trường hợp 5: Ủy quyền làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1:
Cá nhân có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền. (Khoản 3 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp 2009)
Trường hợp 6: Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. (Khoản 3 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014)
Trường hợp 7: Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên (Đối với công ty TNHH hai thành viên):
Trường hợp vắng mặt hoặc không đủ năng lực để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, thì Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. (Khoản 4 Điều 57 Luật doanh nghiệp 2014)
Trường hợp 8: Đối với công ty cổ phần:
Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình thì ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. (Khoản 4 Điều 57 Luật doanh nghiệp 2014)
Trường hợp 9: Đối với doanh nghiệp nhà nước:
Chủ tịch công ty vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện một số quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch công ty. (Khoản 7 Điều 98 Luật doanh nghiệp 2014)
Trường hợp 10: Cổ đông có thể trực tiếp tham dự họp, ủy quyền bằng văn bản cho một người khác dự họp hoặc thông qua một trong các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 140 Luật doanh nghiệp 2014. Việc ủy quyền cho người đại diện dự họp Đại hội đồng cổ đông phải lập thành văn bản theo mẫu do công ty phát hành. (Khoản 1 Điều 140 Luật doanh nghiệp 2014)
Trường hợp 11: Ủy quyền việc thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. ( Điều 11 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP)
Trường hợp 12: Tham gia hội nghị chủ nợ:
Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ; trường hợp không tham gia được thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia. (Khoản 1 Điều 78 Luật phá sản 2014)
Trường hợp 13: Việc ủy quyền đăng ký hộ tịch:
Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực. (Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 04/2020/TT-BTP)
Trường hợp 14: Ủy quyền ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn: Việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ.
Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì không cần phải có văn bản ủy quyền. (Khoản 2 Điều 44 Nghị định 126/2014/NĐ-CP)
Trường hợp 15: Ủy quyền tham gia tố tụng hành chính:
Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền bằng văn bản. (Khoản 3 Điều 60 Luật tố tụng hành chính 2015)
Trường hợp 16: Ủy quyền kháng cáo:
Người kháng cáo có thể ủy quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp, trừ trường hợp văn bản ủy quyền đó được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc người đượcChánh án Tòa án phân công. (Khoản 6 Điều 205 Luật tố tụng hành chính 2015)
Trường hợp 17: Đương sự ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng dân sự, trừ trường hợp ly hôn. (Điều 86 Bộ luật tố dân sự 2015)
Trường hợp 18: Trường hợp trong số những người nhận thừa kế có người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với QSD đất ở tại Việt Nam còn những người khác thuộc diện được nhận thừa kế quyền sử dụng đất mà chưa phân chia thừa kế quyền SDĐ cho từng người nhận thừa kế thì những người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào sổ địa chính. (Khoản 4 Điều 186 Luật đất đai 2013)
Trường hợp 19: Người nhận thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được ủy quyền bằng văn bản cho người trông nom hoặc tạm sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan. (Khoản 5 Điều 186 Luật đất đai 2013)
Trường hợp 20: Ủy quyền quản lý nhà ở:
Chủ sở hữu nhà ở ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong việc quản lý, sử dụng nhà ở trong thời hạn được ủy quyền. (Điều 155 Luật nhà ở 2014)
Trường hợp 21: Nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất ủy quyền thực hiện Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. (Khoản 2 Điều 64 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP)
Trường hợp 22: Ủy quyền giám định:
Hợp đồng ủy quyền giám định phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật. (Điều 13 Nghị định số 20/2006/NĐ-CP)
Trường hợp 23: Người đang chấp hành hình phạt tù ủy quyền làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu. (Khoản 2 Điều 108 Luật bảo hiểm xã hội 2014)
Trường hợp 24: Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan nhận ủy quyền thu tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất theo danh mục hội viên, tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng. (Khoản 4 Điều 45 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)
Trường hợp 25: Thực hiện việc ủy quyền cho người được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. (Khoản 5 Điều 26 Thông tư số 56/2017/TT-BYT)
Trường hợp 26: Trường hợp nhận con nuôi đích danh, người nhận con nuôi ủy quyền bằng văn bản cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi hoặc gửi hồ sơ cho Cục Con nuôi qua đường bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm. (Khoản 1 Điều 17 Nghị định 19/2011/NĐ-CP)
Trường hợp 27: Xe của đồng sở hữu khi bán, cho, tặng phải có đủ chữ ký hoặc giấy ủy quyền bán thay của các chủ sở hữu. (Khoản 19 Điều 19 Nghị định số 58/2020/TT-BCA)
Trường hợp 28: Chủ sở hữu xe máy chuyên dùng ủy quyền về việc đăng ký xe máy chuyên dùng. (Khoản 2 Điều 22 Thông tư số 22/2019/TT-BGTVT)
Trường hợp 29: Cá nhân cho thuê tài sản ủy quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục khai, nộp thuế. ( Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 92/2015/TT-BTC)
Trường hợp 30: Người được ủy nhiệm ủy quyền bằng văn bản để chứng kiến việc kiểm phiếu bầu cử tại khu vực bỏ phiếu mà người đó ứng cử. Văn bản ủy quyền phải được công chứng theo quy định của pháp luật. ( Điều 1 Công văn số 1129/UBTVQH13-PL)
Trường hợp 31: Trường hợp ủy quyền nhận thay kết quả cấp, cấp lại và đổi thẻ bảo hiểm y tế mà không phải là thân nhân hoặc người giám hộ. ( Nghị định số 146/2018/NĐ-CP)
Trường hợp 32: Việc ủy quyền phát ngôn trong trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1, Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 09/2017/NĐ-CP về người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. ( Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 09/2017/NĐ-CP)
………………..
99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Luật sư tại Quảng Ngãi:
359 đường Nguyễn Du, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
Luật sư tại Hà Nội:
45C Trần Quốc Toản, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Website: www.fdvn.vn www.fdvnlawfirm.vn www.diendanngheluat.vn www.tuvanphapluatdanang.com
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0935 643 666 – 0906 499 446
Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/
Legal Service For Expat: https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/
TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/
DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/